https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Admin Trang - Ngày đăng : 22/08/2020 - Lượt xem 826
Hiện nay, kế toán dịch vụ đang vô cùng phát triển và ngày càng được các doanh nghiệp tận dụng. Bên cạnh việc thay thế hoàn hảo cho bộ phận kế toán giúp tiết kiệm chi phí nhân sự cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì kế toán dịch vụ cũng được các doanh nghiệp quy mô lớn hơn, đã có bộ phận kế toán tận dụng như bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong công tác kế toán.
Kế toán là vị trí vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Bởi lẽ bộ phận kế toán nắm trong tay toàn bộ số liệu, thống kê liên quan đến tình hình tài chính cũng như đảm nhiệm các vấn đề về thuế trong doanh nghiệp. Chỉ cần một chút sai sót trong kết quả báo cáo thôi thì đã có hàng tá vấn đề nghiêm trọng xảy ra. Vậy cho nên tính chính xác tuyệt đối luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác kế toán. Tuy nhiên, một doanh nghiệp với cả núi công việc cần giải quyết hằng ngày thì sai sót là điều không mong muốn nhưng không thể không xảy ra. Kiểm toán ra đời để kiểm tra cũng như đảm bảo công tác kế toán trong doanh nghiệp.
Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.
Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.
Công việc của một kiểm toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giải thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:
– Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
– Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
– Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ ra đời để mang lại hiệu quả tuyệt đối trong công việc. Đối với ngành kế toán thì kế toán dịch vụ chính là một minh chứng tiêu biểu. Mang những đặc điểm cơ bản của một loại hình kinh doanh dịch vụ, kế toán dịch vụ cũng có nhiệm vụ cũng giống như nhiệm vụ chung của kế toán trong doanh nghiệp, cụ thể như là sẽ chịu trách nhiệm các vấn đề về báo cáo và kê khai thuế, vấn đề kiểm soát, quyết toán nguồn tài chính của công ty, các vấn đề về lương thưởng,...vv. Kế toán dịch vụ cũng cần phải thực hiện và phản ánh kịp thời các chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản xuất, xác nhận đúng đắn kết quả kinh doanh.
Kế toán dịch vụ đồng thời cũng phải theo dõi, kiểm tra việc đảm bảo an toàn tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng phải quản lý, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức thực hiện, định mức sử dụng nguyên vật liệu, đẩy mạnh nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp.
Như đã nói ở trên. những kết quả của bộ phận kế toán sẽ có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà sự chính xác ở đây phải được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp càng lớn thì số liệu càng nhiều, chưa kể doanh nghiệp hoạt động theo hệ thống, chia nhỏ ra các chi nhánh khác nhau thì việc tổng hợp và phân tích, giải trình số liệu lại càng trở nên khó khăn gấp bội. Dù không muốn nhưng đôi khi những sai sót vẫn có thể xảy ra vì đó là điều không biết trước được.
Tại sao nói có thể sử dụng dịch vụ kế toán như bộ phận kiểm toán trong doanh nghiệp? Bản chất dịch vụ kế toán cũng có chức năng hoạt động như bộ phận kế toán trong công ty. Kế toán dịch vụ sẽ thực hiện các công việc đồng thời với bộ phận kế toán. Từ đó doanh nghiệp có thể đối chiếu kết quả để đảm bảo bộ phận kế toán hoàn thành tốt công việc. Nếu bạn chọn đúng đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán , kết quả công việc sẽ càng trở nên hiệu quả và chính xác hơn vì dịch vụ kế toán được vận hành trên hệ thống, ở đó có các chuyên viên kế toán có kinh nghiệm và thâm niên làm việc cùng nhau thực hiện công việc. Chính họ đồng thời cũng sẽ theo dõi, kiểm tra và giám sát các hoạt động bảo vệ tài sản trong doanh nghiệp.
Vậy cụ thể dịch vụ kế toán sẽ đảm nhiệm những công việc gì và thực hiện chúng như thế nào đây:
Nhiệm vụ hàng ngày
- Dựa vào các loại hóa đơn mua hàng để hạch toán, theo dõi kho hàng hóa.
- Lập phiếu nhập kho, xuất kho, theo dõi và tổng hợp nhập xuất tồn kho.
- Trực tiếp viết hóa đơn bán hàng cho khách hàng. Kiểm tra lại thông tin của khách hàng, tiến hành tra cứu thông tin doanh nghiệp dựa vào MST.
- Lập phiếu chi đối với các nghiệp vụ thanh toán ngay.
- Lập phiếu thu đối với các nghiệp vụ thu tiền ngay.
- Lập bảng kê theo dõi các khoản thuế cần phải nộp, số đã nộp và số tiền còn phải nộp.
- Thực hiện các công việc liên quan tới Ngân hàng cho các khoản thu chi giao dịch qua ngân hàng như UNC, Séc, Nộp tiền, Giải ngân…
- Theo dõi các khoản công nợ chi tiết với nhà cung cấp và khách hàng.
- Phải lập tức phản ánh kịp thời các chi phí, nghiệp vụ phát sinh, tính giá thành sản xuất, để xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác nhất.
Nhiệm vụ hàng quý
- Lập báo cáo thuế hàng tháng, quý và những tình hình sử dụng hóa đơn.
- Lập báo cáo tài chính một cách đầy đủ và rõ ràng để cân đối chi phí và lợi nhuận gửi cho thuế và các bộ phận liên quan.
- Lấy sổ phụ ngân hàng cùng chứng từ ngân hàng.
- Lập quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân
Nhiệm vụ cuối năm
- In đầy đủ rõ ràng các sổ sách kế toán : sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản.
- In các báo cáo chi tiết và báo cáo tổng hợp của tồn kho hàng hóa, công cụ dụng cụ, phân bổ
- Sắp xếp, phân loại, lưu giữ cẩn thận để lưu trữ và dễ tìm kiếm.
- Kiểm tra lại quyển hóa đơn, đánh số quyển viết đúng theo đúng thứ tự tránh nhầm lẫn.
- Các tài khoản sử dụng trong kế toán dịch vụ
Trên đây là một số phân tích của chúng tôi liên quan đến công tác kế toán trong doanh nghiệp, hy vọng sẽ có ích với các bạn.
Chúc các bạn thành công!
Đang đăng ký thông tin...