https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Thị Nhàn - Ngày đăng : 14/09/2020 - Lượt xem 218
Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT
I. Căn cứ pháp lý của đối tượng chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT
Trước khi có thể đi sâu Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT các bạn cần nắm được các văn bản pháp lý hiện hành quy định về các đối tượng này.
1. Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại các văn bản pháp lý:
* Thông tư gốc: ĐIỀU 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.
* Thông tư sửa đổi, bổ sung:
- Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 (Sửa đổi Khoản 1 Điều 4, bổ sung Khoản 3a Khoản a Điều 4, sửa đổi bổ sung Khoản 8a Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC).
- Thông tư 130/2016/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Khoản 9, Khoản 16 và Khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
2. Đối tượng chịu thuế GTGT 0% được quy định tại các văn bản pháp lý:
* Thông tư gốc: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
* Thông tư sửa đổi, bổ sung: Thông tư 130/2016/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
II. Cách phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT
1. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT - So sánh các nhóm đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT
* Các đối tượng không chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng sau đây:
- Các sản phẩm (Đầu vào và đầu ra) của ngành nông nghiệp của cá nhân tự sản xuất, đánh bắt ở khâu BÁN RA và ở khâu NHẬP KHẨU.
- Các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống cộng đồng => Như các dịch vụ bảo hiểm, y tế, vận tải công cộng, chiếu sáng, duy trì vườn hoa, cây cảnh).
- Các hàng hóa, dịch vụ khuyến khích sự phát triển văn hóa - xã hội => Như: Sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuận; Xuất bản phát hành báo sách,…
- Các dịch vụ tài chính ngân hàng.
- Các loại khuyến khích đầu tư, tăng năng lực sản xuất hoặc trong nước chưa ản xuất được => Như: Máy móc, thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được, dây chuyền công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học.
- Hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hóa viện trợ nhân đạo.
- Hàng hóa nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước => Như hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh.
- Hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu => Như: Tài nguyên, khoáng sản thô.
- Đối tượng là nhóm cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
- …
* Các đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc coi như xuất khẩu.
- Hoạt động xây dựng, lắp đặt của Doanh nghiệp chế xuất.
- Vật tải quốc tế.
- …
(Trừ một số trường hợp không đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất 0%).
2. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT - Quy định về viết hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT
* Ngoài 2 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT 0% thì cần lưu ý thêm về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.
* Chúng ta cùng so sánh 3 trường hợp:
- GIỐNG NHAU: Không phải tính thuế GTGT đầu ra.
- KHÁC NHAU:
Đối tượng không chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT 0% Không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
- Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT - Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào - Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Cách ghi hóa đơn:
+ Phần tên hàng hóa dịch vụ ghi rõ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Phần thuế suất: Gạch chéo
+ Phần tiền thuế: gạch chéo - Cách ghi hóa đơn:
+ Ghi như bình thường hóa đơn chịu thuế 5%, 10%
+ Phần thuế suất: Ghi 0%
+ Phần tiền thuế: Ghi bằng 0.
- Cách ghi hóa đơn:
+ Phần thuế suất: Ghi 0%
+ Phần tiền thuế: Ghi bằng 0
Đang đăng ký thông tin...