https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Nguyễn Thu Hiền - Ngày đăng : 27/09/2021 - Lượt xem 102
1. Tài khoản 141 (Tạm ứng): Hạch toán sai bản chất. Đã xảy ra rồi thì ghi chi phí nhưng kế toán ko chịu ghi chi phí mà treo 141 để sau này lấy hóa đơn đi mua hóa đơn để hoàn khoản tạm ứng
====>Rủi ro: Nhân viên đó nghỉ việc thì chắc chắc 100% sẽ ko thể nói nhân viên đó trả tiền lại tạm ứng được, vì người ta đã hoàn thành công việc rồi và 1 loạt hệ lụy sau này. Lúc này cứ treo 141 tạm ứng cho từng nhân viên nhưng thực tế là nhân viên đó nghỉ việc rồi
2. Tài khoản 1388:
- Khi Cty thiếu tiền nhưng tiền mặt trên sổ sách còn rất nhiều nhưng ko có thực trong kết sắt (Trường hợp này xảy ra là Cty làm ăn có lãi và Kế toán rút tiền gửi ngân hàng về đưa cho giám đốc để giám đốc làm việc riêng như mua bất động sản đứng tên cá nhân mà ko đứng tên doanh nghiệp=> Dẫn đến cty thiếu tiền và đi vay ngân hàng. Khi rút tiền về đưa giám đốc kế toán hạch toán nợ 1111 có 1121) . Kế toán hạch toán cho giám đốc mượn tiền hoặc tạm ứng. Mục đích giảm tiền xuống để tiền mặt còn ít và đi vay ngân hàng để được tính chi phí lãi vay
Nợ 1388,141
Có 1111
Sau đó vay ngân hàng để bổ sung vốn và kế toán đang ngầm định là chi phí lãi vay sẽ được thuế chấp nhận là chi phí được trừ
Nợ 331,112
Có 341
===>Nhưng Rủi ro là
-Nợ 1388 Có 1111 mà ko tính lãi cho vay là thuế sẽ ko chấp nhận và phải tính lãi cho vay vì giao dịch ko theo giá thị trường. Chứ ko có qua mặt được thuế đâu nhé và khả năng chi phí lãi vay ngân hàng sẽ ko được thuế chấp nhận. Nếu căng qua có thể ấn định thuế vì doanh nghiệp đang làm hệ thống 2 sổ. Nghiệp vụ nợ 1388 có 1111 là biết 2 sổ rồi. Kiểm kê sẽ biết luôn
3.Tài khoản 3388
Khi Cty thiếu tiền, Tức là tiền mặt bị âm thì kế toán làm nghiệp vụ mượn tiền của Giám đốc theo từng thời điểm để cho tiền mặt không bị âm. Kế toán hạch toán
Nợ 1111
Có 3388
Hoặc là khi xử lý để biến từ 2 sổ thành 1 sổ mà lúc này ko biết được vào đâu thì những nghiệp vụ lạ kế toán hay cho vào 1388 và 3388
===>Rủi ro: Đến 1 lúc nào đó thi tài khoản 3888 sẽ rất cao. Trường hợp này xảy ra là Cty làm ăn có lãi và chủ yếu là thu tiền qua tài khoản cá nhân của Cty hoặc thu bằng tiền mặt nhưng ko hạch toán trong sổ sách kế toán về khoản thu tiền mặt này=> Dẫn đến tiền bị của Cty rất ít và chi ra rất nhiều => Dẫn đến tiền mặt bị âm theo từng ngày và 100% ko còn cách nào khác là làm thủ tục mượn tiền của Giám đốc theo từng ngày âm tiền để tiền ko bị âm. Nhìn vào Cty này là biết 2 sổ.
4. Tài khoản 154
Tài khoản này là nếu kế toán ko biết tính giá thành thì 154 luôn là 1 con số tổng mà ko có số dư tiết ra 154 là của dở dang những sản phẩm nào. 154 là dở dang của những công trình nào. 154 là dở dang của những phân xưởng nào, quy trình nào, công đoạn nào... Kế toán ko giải thích được vì sao luôn. Hoặc là Cty sản xuất nhưng tài khoản 154 ko có số dư cuối kỳ (Vì kế toán ko biết tính giá thành, ko quản lý được trong tháng có bao nhiêu sản phẩm hoàn thành mà dựa vào hóa đơn xuất ra để tính ra sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng)
Đang đăng ký thông tin...