https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 17/07/2020 - Lượt xem 268
Mức lương tối thiểu vùng 2020 theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ tăng lên từ ngày 1/1/2020.
1. Mức lương tối thiểu vùng 2020 theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Cụ thể, Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2020 như sau:
Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay, mức lương tối thiểu vùng sắp được áp dụng sẽ được điều chỉnh tăng lên từ 150.000 đồng – 240.000 đồng.
Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng
Cũng theo Nghị định này, tới đây, sẽ có một số thay đổi trong việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng của một số địa bàn. Cụ thể:
- Chuyển từ vùng III lên vùng II: huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước); TP. Bến Tre, huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre);
- Chuyển từ vùng IV lên vùng II: huyện Đông Sơn, huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An), huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre).
Và như vậy, so với năm 2019, số địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng vùng I giữ nguyên; vùng II tăng 11 địa bàn; vùng III giảm 3 địa bàn; vùng IV giảm 8 địa bàn.
Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc tăng lương tối thiểu vùng không chỉ tăng mức thu nhập cơ bản cho người lao động để đảm bảo cuộc sống hàng ngày mà còn tác động lớn đến chi phí đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
2. Kế toán phải làm gì khi mức lương tối thiểu vùng tăng lên
2.1. Rà soát lại mức lương đang áp dụng:
Theo quy định thì doanh nghiệp không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng => Đối với các lao động đang được thỏa thuận trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ phải điều chỉnh tăng bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc quyết định tăng lương.
2.2. Rà soát thang bảng lương:
Nếu doanh nghiệp đã đăng ký thang bảng lương với mức lương tại bậc 1 thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cũng sẽ điều chỉnh và nộp lại thang bảng lương.
2.3. Rà soát lại mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội:
Với những đối tượng tham gia BHXH với mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cũng sẽ phải điều chỉnh lại mức lương sau đó làm thủ tục báo tăng mức đóng tham gia BHXH
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...