https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Lê Thị Minh Đức - Ngày đăng : 29/09/2020 - Lượt xem 229
1. Chi trang phục: Chi bằng Tiền mặt không vượt quá 5 triệu một năm(K2 Đ4 TT 96/2015).
2. Mức chi có tính chất phúc lợi cho nhân viên (nghỉ mát,..): Không quá 1 tháng lương bình quân thực tế (K4 Đ3 TT 25/2018).
3. Chi phí khấu hao khi mua xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi (Không dùng cho hoạt động kinh doanh vận tải hành khách...): Chi phí khấu hao tối đa không vượt qua 1,6 tỷ(K2 Đ4TT96/2015).
4. Khống chế thời gian trích KH TSCĐ, Phân Bổ CCDC: Thời gian trích KHTS theo TT 45/2013TT-BTC, thời gian phân bổ CCDC không qua 36 tháng.
5. Doanh thu cho thuê TS của cá nhân được miễn thuế TNCN, GTGT: Doanh thu tính theo năm dương lịch dưới 100tr/năm (Đ4TT92/2015)
6. Mức chi bảo hiểm hưu trí và nhân thọ: Không vượt quá 3tr một năm(K3 Đ3 TT25/2018)
7. Chi phí lãi vay: Không vượt quá 150% mức lãi suất NH công bố tại thời điểm. ( K2 Đ4TT 96/2015).
8. Khuyến mại: Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại ( Điều 7 nghị định 81/2018 NĐ-CP).
9. Mức giảm trừ gia cảnh,và giảm trừ bản thân: Thi hành từ ngày 01/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020. Bản thân từ 9 tr lên 11 triệu, Người phụ thuộc từ 3.6tr lên 4.4tr (Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).
10. Hoàn thuế GTGT hàng hóa dịch vụ xuất khẩu: Không quá 10% doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Khoản 4 điều 2 thông tư 25/2018/TT-BTC).
11. Chi phí lãi vay có quan hệ liên kết được trừ khi tính thuế TNDN: Không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế(Tỷ lệ này thay đổi từ 20% lên 30% theo NĐ 68 ngày 24/6/2020).
Thuế TNDN Một số khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng năm, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định khoản chi phí được trừ và không được trừ theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn các khoản chi phí có tích chất phúc lợi, hỗ trợ, tài trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp… khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp có được trừ?
Để giúp cho cộng đồng doanh nghiệp xác định các khoản chi phí được trừ có tích chất phúc lợi, hỗ trợ, tài trợ các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp... đúng luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), xin giới thiệu một số khoản chi phí được trừ khi tính doanh nghiệp còn vướng mắc trong việc quyết toán thuế TNDN, bao gồm:
Một là, tài trợ cho giáo dục gồm: tài trợ cho các trường học công lập, dân lập và tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của pháp luật về giáo dục mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các trường học; Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học;
Cùng với đó là khoản tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở sở giáo dục đại học được quy định tại Luật Giáo dục (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo.
Hai là, tài trợ cho y tế gồm: tài trợ cho các cơ sở y tế được thành lập theo quy định pháp luật về y tế mà khoản tài trợ này không phải là để góp vốn, mua cổ phần trong các bệnh viện, trung tâm y tế đó; tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Ba là, tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Bốn là, đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Năm là, chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Sáu là, các khoản thực chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
Bảy là, khoản thực chi để thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tám là, khoản thực chi để hỗ trợ cho tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp.
Chín là, khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề nghiệp cho người lao động bao gồm: Chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, thiết bị dùng để hoạt động giáo dục nghề nghiệp, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học; Chi phí đào tạo của doanh nghiệp cho người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp.
Mười là, khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động... và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.
Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia ) 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia ) số tháng thực tế hoạt động trong năm.
Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).
Mười một, các khoản chi khác mang tính chất đặc thù, phù hợp theo từng ngành nghề, lĩnh vực theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Để có cơ sở giảm trừ các khoản chi phí như trên vào chi phí khi tính thuế TNDN thì các khoản chi phí trên phải có đủ hồ sơ (Không có đủ hồ sơ thì không được tính trừ) theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BCT ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính”.
Đang đăng ký thông tin...