https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Ms. Nguyên - Ngày đăng : 16/09/2020 - Lượt xem 543
1/Hoạch toán Vốn góp kinh doanh:
+Hoạch toán vốn góp:
*Tại ngày có giấy phép kinh doanh ghi nhận vốn góp kinh doanh
+Nếu là tiền mặt:
- Phiếu thu tiền
- Phô tô giấy phép kinh doanh
Nợ 111/411
+Nếu góp là tiền gửi:
- Giấy nộp tiền
- Giấy báo có
Nợ 112/411
2/Xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm
-Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài
-Bậc thuế môn bài Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
- Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000
- Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000
- Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000
-Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng
-Nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng=01/02
Nghĩa là:
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên
+ Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài
Thuế môn bài cho các chi nhánh:
- Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ
- Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000 đ
Lưu ý:
- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
- Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc.
Thời hạn nộp tờ khai và thuế mô bài:
- Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
- Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
Hoạch tóan:
Nợ TK 6425/Có TK 3338
Ngày nộp tiền:
Nợ TK 3338/ Có TK 1111
3/Các năm tiếp theo: Đầu năm kết chuyển lời nhuận chưa phân phối:
- Đầu năm tài chính, kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi:
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Có (Lãi), ghi:
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ Trường hợp TK 4212 có số dư Nợ (Lỗ), ghi:
Nợ TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
- Số lỗ của một năm được xử lý trừ vào lợi nhuận chịu thuế của các năm sau theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc xử lý theo quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Khi quyết toán thuế TNDN muốn được chuyển lỗ khi doanh nghiệp có lãi thì phải kèm thêm phụ lục Chuyển Lỗ 03-2a thì mới được chuyển lỗ
4/Công tác tính giá vốn:
Trong lĩnh vực vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định CP nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi quyết toán thuế với cơ quan thuế . Về tỷ lệ CP nhiên liệu so với doanh thu thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như :
+ Phương tiện : Loại xe, Tải trọng, Năm SX, Nước SX
+ Cung đường vận chuyển : đồng bằng, miền núi, đường sông…
+ Cự ly vận chuyển
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển.
+ Tính chất hàng hóa vận chuyển (V/c gỗ nhưng gỗ tròn sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm; vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô )
- Khi tiến hành lập định mức Nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường thì ta căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển .
- Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đã có, ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp DV vận tải.
- Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng V/c, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng .
Ví dụ : Vận chuyển gỗ tròn từ Kontum đi Quảng Trị , số lượng : 178m3 …
+ HH vận chuyển : gỗ tròn
+ Cự ly vận chuyển : KonTum - Quảng trị : xấp xỉ 750km
+ Khối lượng vận chuyển : 178 m3
+ Phương tiện vận chuyển : đầu kéo romooc,
Từ đó, Chi phí nhiên liệu được tính như sau :
+ Xác định số chuyến vận chuyển : Khối lượng HH vận chuyển / Tải trọng phương tiện
+ Số KM xe chạy : số chuyến vận chuyển * cự ly vận chuyển * 2 (tính cả đi và về) + dự kiến số KM quay đầu phương tiện
+ Lượng nhiên liệu sử dụng : Số KM xe chạy * Định mức + hao hụt (do rơi vãi từ bơm rót, từ bảo trì, bảo dưỡng..)
- Chi phí nguyên nhiên vật liệu phụ: Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ (trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể) , tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe.
+Chi phí nhân công : tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe)
+Chi phí SXC : nếu ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng nhưng thông thường áp dụng theo tiêu chí nguyên vật liệu đưa vào
+ Chi phí xăm lốp (nếu có): Cũng phải được định mức (theo số KM vận chuyển)
+ Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện
+ Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …)
+ Các khoản phí, lệ phí : giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm…
+ Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ
+ Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật
+ Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa .
+ Chi phí khấu hao .
...
Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất để tính giá thành dịch vụ vận tải, mà với cách tính đó, cơ quan thuế sẽ chấp nhận kết quả kinh doanh của DN. Phần còn lại, tùy thuộc vào nhận thức, mức độ hiểu biết của mỗi người về lĩnh vực mà mình đang làm để sao cho, khi lập hệ thống định mức nhiên liệu, xăm lốp thì hệ thống định mức phải phù hợp với thực tế kinh doanh , phù hợp với năng lực vận tải của DN mình , và nhất là phải thuyết phục được tính thực tế của nó với cơ quan thuế.
Vận tải là DV có tính chất sản xuất, thực hiện chức năng chủ yếu là v/c hàng hóa, hành khách và xếp dỡ hàng hóa.
- Tiền lương của lái xe, phụ xe.
- Trích BHXH, BHYT, BHTN trên tiền lương.
- Nhiên liệu.
- Vật liệu phụ
- CP săm lốp
- CP sửa chữa phương tiện.
- CP khấu hao phương tiện
- CP CCDC
- CP dịch vụ mua ngoài.
- Các khoản CP khác.
- CP nguyên liệu : Tính theo PP gián tiếp tức là ; Căn cứ vào số Km xe chạy và định mức tiêu hao nhiên liệu để xác định tổng nhiên liệutiêu hao theo CT:
Nhiên liệu tiêu hao = Số km xe chạy x định mức tiêu hao.
Ở 1 số cty thực hiện khoán CP nhiên liệu cho lái xe thì nhiên liệu tiêu hao đc xác định trên cơ sở HĐ khoán và thanh lý hợp đồng khoán.
- CP nhân công trực tiếp : làtiền lương phải trả cho lái xe, phụ xe và trích các khoản BHXH, BHYT.....
- CP săm lốp xe : Gồm CP mua, sửa chữa săm lốp. Đây là 1 khoản CP phát sinh 1 kỳ với số tiền lớn nhưng lại liên quan đến nhiều kỳ, vì thế khoản CP này sẽ tiến hành trích trước.
Cách xác định như sau:
Số tiền trích trước = Tổng số tiền mua, sửa săm lốp/ số tháng sử dụng ước tính ( thường là 1 năm)
- CP khấu hao phương tiện ( KH TSCĐ)
- CP khác : CP nguyên liệu phụ, công cụ dụng cụ để sửaxe, điện thoại, CP quản lý đội xe, vé cầu đường....những CP này được coi là CPSXC.
CÁCH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÔNG TY VẬN TẢI
1.Mua xăng dầu, nhiên liệu:
Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111,112,331
2.Xuất kho nhiên liệu cho xe:
Nợ TK 621 ( nếu QĐ 48 là TK 1541)
Có TK 152.
Trường hợp khoán nhiên liệu cholái xe:
- Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu:
Nợ TK 141
Có TK 1111
- Cuối kỳ thanh lý HĐ khoán :
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 141
Kết chuyển toàn bộ CP nhiên liệu trong kỳ.
Theo QĐ 15:
Nợ TK 154
Có TK 621
Còn theo QĐ 48 thì khi xuất kho đã định khoản :
Nợ TK 154
Có TK 152
3.CHI PHÍ NHÂN CÔNG
+Nhân công, tiền lương và các khoản trích theo lương: lương cho nhân viên văn phòng, nhân viên kế tóan, thu ngân, nhân viên kho, lương nhân viên trực tiếp chăm sóc và tư vấn cho khách hàng, nhân viên đóng gói, được theo dõi hàng ngày và chấm công.
-Chi phí: Nợ TK 641*,642*,622/ Có TK 334
-Chi trả: Nợ TK 334/ có TK 111,112
Bảng – Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng giai đoạn từ 2014 trở về sau
Các khoản trích theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)
1. BHXH
18
8
26
2. BHYT
3
1,5
4,5
3. BHTN
1
1
2
4. KPCĐ
2
2
Cộng (%)
24
10,5
34,5
Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 23% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%, BHCĐ 2%)
Nợ TK 6421,6411,622
Có TK 3382 (BHCĐ 2%)
Có TK 3383 (BHXH 18%)
Có TK 3384 (BHYT 3%)
Có TK 3389 (BHTN 1%)
Trích bảo hiểm các loại theo quy định và tiền lương của người lao động
Nợ TK 334 (10,5%)
Có TK 3383 (BHXH 8%)
Có TK 3384 (BHYT 1,5%)
Có TK 3389 (BHTN1%)
Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định
Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)
Nợ TK 3383 (BHXH 26%)
Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)
Nợ TK 3389 (BHTN 2%)
Có TK 112 (34,5%)
Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
Nợ TK 334 Thuế TNCN
Có TK 3335
Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau
+ Hợp đồng lao động+CMTND phô tô kẹp vào
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
+Đăng ký mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết tóan thuế TNCN cho họ
= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN
+Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương or bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....=> gói lại một cục
Chú ý:
-Nếu ký hợp đồng dứơi 3 tháng dính vào vòng luẩn quẩn của thuế TNCN để tránh chỉ có các lập bảng kê 23 để tạm không khấu trừ 10% của họ
-Nhưng ký > 3 tháng lại rơi vào ma trận của BHXH
Căn cứ Tiết khoản i, Điểm 1, Điều 25, Chương IV Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực từ 01/7/2013 quy định :“Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.”
4.CHI PHÍ KHẤU HAO PHƯƠNG TIỆN ( KH TSCĐ)
Nợ TK 627 ( Nợ TK 15413)
Có TK 214 (
5.CHI PHÍ KHÁC:
Nợ TK 627 ( Nợ TK 15418)
Có TK111,112,331
6.TRÍCH TRƯỚC CHI PHÍ SĂM LỐP
-Khi mua hoặc sửa lốp :
Nợ TK 153
Nợ TK 1331
Có TK 1111.1121
- Kết chuyển sử dụng
Nợ TK 142,242/ Có TK 153
-Phân bổ ( 12 tháng):
Nợ TK 627,642/ có TK 142,242,214
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
7. Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: hóa đơn ăn uống phải bill hoặc bảng kê đi kèm, quản lý: lương nhân viên quản lý, kế tóan....chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: bàn ghế, máy tính...... ko cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý doanh nghiệp sau này tính lãi lỗ của doanh nghiệp
Nếu là dịch vụ: tiền điện, tiền nước, thuê mặt bằng, internet, thuê văn phòng, thuê kho bãi…
Nợ TK 642*641*,1331
Có TK 111,112,331…
Nếu là công cụ, tài sản cố định: kệ, bàn ghế văn phòng, kệ trưng bầy để bán, các vật dụng khác phục vụ quá trình bán hàng
Nợ TK 153, 211,1331/ có TK 111,112,331
Đừa vào sử dụng:
Nợ TK 142,242/ có TK 153
Phân bổ:
Nợ TK 642*/ có TK 142,242,214
Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ , và phân bổ vào cuối hàng tháng
8. DOANH THU: Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách:
- Bán hàng: có hai đối tượng mua
Pháp nhân thừờng là:
-Hợp đồng kinh tế nếu có
-Bảng kê hàng hóa nếu có ( hai tờ trở lên phải đóng dấu giáp lai)
-Thanh lý hợp đồng nếu có
-Phiếu giao hàng
-Phiếu xuất kho
Cá nhân: thừơng ko lấy hóa đơn nên doanh nghiệp thường lập bảng kê
-Bảng kê ( hai tờ trở lên phải đóng dấu giáp lai)
- Cuối ngày kế tóan tổng hợp và xuất một hóa đơn
+ Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131*,111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH
Có TK 5111: tổng giá bán chưa VAT
Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%
Hóa đơn đầu ra:
+Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu mà thu băng tiền mặt: phải kẹp theo Phiếu thu + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô (xây dựng) + bảng quyết toán khối lượng phô tô nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.
+Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu : phải kẹp theo phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + đồng thời kẹp thêm phiếu xuất kho or biên bản giao hàng ( thương mại) hoặc kẹp biên bản nghiệm thu (xây dựng) phô tô + biên bản xác nhận khối lượng phô tô + bảng quyết toán khối lượng nếu có, kẹp theo hợp đồng phô tô và thanh lý phô tô nếu có.=> sau này nhận được tiền kẹp thêm : - Khi khách hàng chuyển vào TK của cty : Giấy báo có
- Khi Thu tiền bán hàng
Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)
Có TK 131*
- Hàng kỳ nhân viên theo dõi công nợ: gọi điện nhắc hạn thanh tóan, lập đối chiếu công nợ với khách hàng ...
Các khoản giảm trừ doanh thu:
+ Chiết khấu thương mại
Khi KH mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho KH
- Trường hợp KH mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
- Trường hợp KH không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.
Nợ TK 521
Nợ TK 33311
Có TK 131,111,112
- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
2.3. Giảm giá hàng bán
Nợ TK 532
Nợ TK 33311
Có TK 111,112,131
9.CUỐI KỲ KẾT CHUYỂN
- Kết chuyển CP vào giá tính giá thành dịch vụ:
Theo QĐ 15:
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627
Còn nếu theo QĐ 48 thì ngay từ đầu đã hạch toán Nợ TK 154.
K/c giá vốn :
Nợ TK 632
Có TK 154
+ Chứng từ ngân hàng: cuối tháng ra ngân hàng : lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán
-Lãi ngân hàng: Nợ TK 112/ Có TK 515
-Phí ngân hàng: Nợ TK 6425/ Có TK 112
+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212
Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:
Xác định doanh thu thuần: Tổng Có PS 511 – Tổng Nợ PS 511
Nợ TK 511 / Có TK 521,531,532
Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911
Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :
Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811
Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng: Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0
Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212
Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0
Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911
Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:
Nợ TK 8211/ có TK 3334
Kết chuyển:
Nợ TK 911/ có TK 8211
Nộp thuế TNDN:
Nợ TK 3334/ có TK 1111,112
Về mặt quản trị nội bộ doanh nghiệp:
Bạn cần lập một số biểu mẫu để thực hiện kế toán quản trị :
+ Doanh thu : trên biểu mẫu phải thể hiện được khối lượng hàng V/c (hoặc số chuyến vận chuyển), đơn giá V/c, DT V/c, quãng đường V/c của từng hóa đơn bán ra cụ thể.
+ Chi phí nhiên liêu : theo dõi chi tiết số lượng từng loại nhiên liệu phát sinh (dầu DO, dầu nhờn ...) theo từng hóa đơn đầu vào
+ Lập định mức tiêu hao NVL cho từng phương tiện (hỏi chủ DN)
+ Tìm hiểu về quãng đường v/c cụ thể mà trên đó DN thường thực hiện
+ Xác định chính xác tải trọng của từng phương tiện
Tất cả các thông tin đó gộp lại bạn sẽ xác định được giá vốn DV vận chuyển phù hợp với định mức NVL, phù hợp với năng lực vận tải của DN ...
Đối tượng gồm hai dạng:
- Khách hàng là các đơn vị công ty, tổ chức, doanh nghiệp…
- Khách hàng các cá nhân: cá nhân hộ gia đình….
1.1. Công thức tính tiêu thụ nhiên liệu cho một chuyến xe
Áp dụng công thức: Mc = K1. L/100 + K2 . P/100 + nK3
Trong đó:
- Mc: Tổng số nhiên liệu được cấp cho 1 chuyến xe (lít);
- K1: Định mức kỹ thuật (lít/100 km);
- K2: Phụ cấp có tải, có hành khách (lít);
- K3: Phụ cấp phải dừng đỗ để xếp, dỡ (khi có hàng, có hành khách);
- L: Tổng quãng đường xe chạy (có chở hàng và không chở hàng) sau khi đã quy đổi ra đường cấp 1 (km);
- P: Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển tính theo (T.km) hoặc (HK.km) sau khi đã quy đổi ra đường loại 1;
- n: Số lần xếp dỡ hàng hóa hoặc số lần dừng đỗ xe (trên 1 phút)
1.2. Định mức kỹ thuật K1 (định mức tiêu hao nhiên liệu cho 100 km đường loại 1)
Các kiểu, loại xe ô tô đã nhập khẩu vào nước ta từ năm 1986 về trước vẫn áp dụng theo định mức nhiên liệu do Cục vận tải ô tô hướng dẫn trong văn bản số104 /KT ngày 01/04/1986 (theo bảng 1).
-Những kiểu, loại xe ô tô mới nhập khẩu vào nước ta sau năm 1986 thì tự nghiên cứu, khảo sát và ban hành áp dụng nội bộ hoặc tham khảo định mức nhiên liệu do các đơn vị khác đã nghiên cứu, khảo sát và ban hành để áp dụng (theo bảng 2).
1.3. Phụ cấp có tải (có hành khách) K2
a) Đối với xe ô tô vận tải hàng hóa:
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,5 lít/100 T.km;
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 1,3 lít/100 T.km.
b) Đối với xe ô tô vận tải hành khách
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng K2 = 1,0 lít/1000 HK.km;
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel K2 = 0,8 lít/1000 HK.km.
1.4. Phụ cấp nhiên liệu dừng, đỗ để xếp dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống (trên 1 phút)
a) Đối với xe ô tô khách và xe ô tô vận tải hàng hóa các loại (trừ xe ô tô tự đổ)
- Phụ cấp cho một lần dừng, đỗ (một lần hưởng K3): K3 = 0,2 lít
- Số lần dừng, đỗ tính cho đoạn đường 100 km: n = 3
- Phụ cấp nhiên liệu phải dừng đỗ tính cho đoạn đường 100km: n.K3 = 0,6 lít/100 km
b) Đối với xe ô tô tự đổ
Phụ cấp cho một lần nâng, hạ thùng: K3 = 0,3 lít
c) Đối với xe ô tô con
Phụ cấp cho một lần dừng, đỗ: K3 = 0,1 lít
1.5. Các trường hợp được tăng định mức nhiên liệu
a) Phụ cấp cho xe ô tô đã qua sử dụng nhiều năm hoặc sau sửa chữa lớn
- Sau thời gian sử dụng 5 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 1: Được tăng thêm 1% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;
- Sau thời gian sử dụng 10 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 2: Được tăng thêm 1,5% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;
- Sau thời gian sử dụng 15 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 3: Được tăng thêm 1,5% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;
- Sau thời gian sử dụng 20 năm hoặc sau sửa chữa lớn lần 4: Được tăng thêm 3,0% tổng số nhiên liệu được cấp tính theo K1;
b) Các trường hợp được tăng nhiên liệu khác
- Được tăng thêm 5% tổng số nhiên liệu được cấp cho những xe ô tô tập lái trên đường (xe ô tô để dạy lái xe);
- Được tăng thêm 5 km vào tổng quãng đường xe ô tô chạy không hàng để tính phụ cấp nhiên liệu (Kj) khi xe ô tô bắt buộc phải chạy ở tốc độ thấp (dưới 6km/h) hoặc dừng, đỗ xe nhưng động cơ vẫn phải hoạt động để bốc, dỡ hàng hóa hoặc do yêu cầu của kho, bãi;
- Được tăng thêm 20% cho mỗi chuyến vận tải trong thành phố;
- Được tăng thêm 20% tổng số nhiên liệu được cấp cho những xe ô tô hoạt động trên các tuyến đường miền núi, những đoạn đường bị trơn, lầy hoặc thường xuyên có sương mù.
1.6. Hệ số phụ cấp nhiên liệu tính đổi loại đường
TT Cấp đường Xe ô tô sử dụng xăng Xe ô tô sử dụng diezel
1 Đường cấp 1 (tiêu chuẩn) 1,00 1,00
2 Đường cấp 2 1,15 1,15
3 Đường cấp 3 1,40 1,45
4 Đường cấp 4 1,60 1,65
5 Đường cấp 5 1,80 1,85
1.7. Định mức tiêu hao dầu, mỡ bôi trơn
a) Định mức tiêu hao dầu bôi trơn động cơ
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,35 lít dầu bôi trơn động cơ (0,35%);
- Xe ô tô sử dụng nhiên liệu diezel: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,5 lít dầu bôi trơn động cơ (0,5%);
b) Định mức tiêu hao dầu truyền động
- Xe ô tô có 1 cầu chủ động: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,08 lít dầu truyền động (0,08%);
- Xe ô tô có 2 cầu chủ động trở lên: Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng cho mỗi cầu 0,07 lít dầu truyền động (0,07%)
c) Định mức tiêu hao mỡ bôi trơn
Cứ tiêu hao100 lít nhiên liệu cho xe ô tô thì được sử dụng 0,6 kg mỡ bôi trơn.
Đang đăng ký thông tin...