https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 28/11/2020 - Lượt xem 242
Bản mô tả sáng chế là gì?
Khoản 1 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về yêu cầu đối với đơn đăng ký sáng chế như sau:
“1. Tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế gồm phần mô tả sáng chế và phạm vi bảo hộ sáng chế”.
Như vậy bản mô tả sáng chế là tài liệu bắt buộc khi tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế.
Theo khoản 2 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, phần mô tả sáng chế phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;
- Giải thích vắn tắt hình vẽ kèm theo, nếu cần làm rõ thêm bản chất của sáng chế;
- Làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế.
Thông thường, một bản mô tả sáng chế sẽ có 07 phần chính như sau:
- Tên sáng chế, giải pháp hữu ích;
- Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập;
- Tình trạng kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Mô tả bản chất kỹ thuật của sáng chế/giải pháp hữu ích;
- Mô tả vắn tắt các hình vẽ kèm theo (nếu có);
- Ví dụ thực hiện sáng chế/giải pháp hữu ích nếu cần;
- Yêu cầu bảo hộ.
Lưu ý: Bản mô tả sáng chế được nộp kèm với bản tóm tắt sáng chế.
Hướng dẫn cách viết bản mô tả sáng chế
Căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bản mô tả sáng chế được soạn thảo gồm những nội dung cụ thể sau:
Lưu ý: Sáng chế có thể được cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Nội dung hướng dẫn dưới đây đều được áp dụng cho sáng chế xin cấp 02 loại văn bằng này.
Như vậy, cách viết bản mô tả sáng chế khá phức tạp. Đặc biệt, người soạn thảo bản mô tả sáng chế cần phải có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực mà sáng chế đề cập đến.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...