https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 02/06/2021 - Lượt xem 174
Một sản phẩm hay một quy trình có tính ứng dụng trong cuộc sống sẽ được cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Vậy giải pháp hữu ích có gì khác với sáng chế. Đăng ký giải pháp hữu ích thực hiện như thế nào?
Giải pháp hữu ích là gì?
Theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có tính mới;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Thủ tục đăng ký giải pháp hữu ích
Giải pháp hữu ích và sáng chế là hai đối tượng sở hữu công nghiệp gần như tương tự nhau, chỉ có điểm khác duy nhất là đối tượng được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ được đánh giá là có tính sáng tạo so với đối tượng được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Vì vậy, hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích là tương tự như hồ sơ đăng ký sáng chế. Nếu đối tượng chỉ có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp thì sẽ được cấp bằng giải pháp hữu ích; Nếu ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp, đối tượng có thêm tính sáng tạo thì sẽ được cấp bằng sáng chế.
Tính sáng tạo được đánh giá theo Mục 25.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
Lưu ý: Bằng độc quyền sáng chế luôn có giá trị hơn bằng quyền giải pháp hữu ích
1. Thành phần hồ sơ
* Các tài liệu bắt buộc
- 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, đánh máy theo mẫu số 02/SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 02 Bản mô tả sáng chế/ giải pháp hữu ích; Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
- 02 Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích. Tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không được vượt quá 150 từ và phải được tách thành trang riêng. Bản tóm tắt sáng chế/giải pháp hữu ích không bắt buộc phải nộp tại thời điểm nộp đơn và người nộp đơn có thể bổ sung sau;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
* Các tài liệu khác (nếu có)
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
2. Nơi nộp hồ sơ
Nơi nộp
Địa chỉ
Cục Sở hữu trí tuệ
384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng
Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
3. Thời hạn giải quyết
- Công bố đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: Muộn nhất là 19 tháng;
- Thẩm định hình thức: 01 tháng;
- Thẩm định nội dung: 18 tháng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...