https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 20/07/2020 - Lượt xem 242
Nhiều bạn kế toán vẫn đang nhầm giữa chi phí kế toán và chi phí tính thuế là một. Tuy nhiên đối với thực tế, thì hai khoản chi phí này có những điểm khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt hai khoản chi phí kế toán và chi phí tính thuế TNDN.
1. Chi phí kế toán là gì?
- Chi phí kế toán là những khoản chi phí trực tiếp mà DN thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa.
- Chi phí kế toán bao gồm những khoản chi phí như: khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng, mua sắm nguyên, nhiên, vật liệu; trả tiền thuê nhân công hay thanh toán các khoản lãi vay... Các chi phí này luôn luôn gắn với một khối lượng hàng hóa đầu ra cần sản xuất nhất định.
- Chi phí kế toán luôn luôn thể hiện dưới dạng những dòng tiền mà người chủ doanh nghiệp thực sự phải chi trả, thanh toán khi thuê, mua các yếu tố đầu vào.
- Về nguyên tắc, những khoản chi phí kế toán có thể dễ dàng ghi chép trong các sổ sách kế toán, mà người khác có thể kiểm chứng được.
2. Phân biệt chi phí kế toán và chi phí tính thuế TNDN
** Sự khác nhau về quy định
- Chi phí kế toán: áp dụng theo luật kế toán
- Chi phí tính thuế: áp dụng theo luật thuế
Lưu ý: Trên thực tế chi phí kế toán thường lớn hơn chi phí tính thuế TNDN do có những khoản chi luật kế toán chấp nhận nhưng chưa đủ chứng từ đủ căn cứ pháp lý để được ghi nhận là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.
** Một số trường hợp cụ thể:
a. Các khoản chi phí không có hóa đơn, chỉ có hóa đơn bán lẻ
- Theo luật kế toán: được tính vào chi phí kế toán, được hạch toán và ghi nhận theo số thực chi
Ví dụ: Công ty Ngọc Lan tháng 6/2018 có phát sinh nghiệp vụ mua văn phòng phẩm của cửa hàng kinh doanh Minh Hưng giá trị 3 triệu đồng, công ty Ngọc Lan đã thanh toán bằng tiền mặt. Cửa hàng Minh Hưng chỉ viết hóa đơn bán lẻ cho công ty Ngọc Lan.
Luật kế toán, đây là khoản chi phí hợp lý, công ty Nam Hồng sẽ hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp như sau:
Nợ TK 6421: 3.000.000
Có TK 111: 3.000.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định lợi nhuận.
- Theo luật thuế: Các khoản chi phí không có hóa đơn GTGT, chỉ có hóa đơn bán lẻ không được tính là chi phí được trừ trừ trường hợp Công ty có lập bảng kê mẫu 01/TNDN – bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn.
b. Chi phí khấu hao tài sản cố định
-Trường hợp 1:Thời gian tính khấu hao
+ Theo luật kế toán: Tài sản cố định được trích khấu hao theo thời gian ước tính
+ Theo luật thuế: số năm trích khấu hao tài sản cố định phải theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC
Lưu ý: Để hạn chế sự khác nhau giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế, thông thường, doanh nghiệp thường lựa chọn số năm tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC để hạch toán kế toán.
- Trường hợp 2:Khấu hao tương ứng với phần nguyên giá trên 1,6 tỷ của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô chuyên vận chuyển hành khách, kinh doanh khách sạn…)
+ Theo luật kế toán: Nguyên giá của ô tô sẽ được xác định theo giá mua thực tế cộng thêm phần thuế GTGT tương ứng với giá trị trên 1,6 tỷ đồng. Khấu hao của ô tô được tính theo nguyên giá và là chi phí kế toán hợp lý.
Ví dụ: Công ty Ngọc Lan tháng 7/2018 có mua một ô tô 4 chỗ, nguyên giá 1,8 tỷ đồng để đưa đón ban giám đốc đi công tác. Theo TT45/2013, thời gian tính khấu hao của ô tô là 8 năm.
Nợ TK 211: 1.800.000.000 + 20.000.000 = 1.820.000.000
Nợ TK 133: 160.000.000
Có TK 331: 1.980.000.000
Hàng năm, Công ty trích khấu hao:
Nợ TK 642: 1.820.000.000/8 = 227.500.000
Có TK 214: 227.500.000
Kết chuyển chi phí sang TK 911 để xác định lợi nhuận.
+ Theo luật thuế:Phần Khấu hao tương ứng với nguyên giá trên 1,6 tỷ không được tính là chi phí hợp lý.
Ví dụ: Công ty Nam Hồng chỉ được tính vào chi phí được trừ phần khấu hao tương ứng với giá trị 1,8 tỷ = 1.600.000.000/8 = 200.000.000
c. Chi phí phạt về vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán, vi phạm pháp luật về thuế…
- Theo luật kế toán: được tính vào chi phí kế toán, được hạch toán và ghi nhận vào sổ sách kế toán
- Theo luật thuế: không được tính là chi phí hợp lý, được trừ khi tính thuế TNDN
Bạn đang xem: Chi phí kế toán là gì? Phân biệt chi phí kế toán và chi phí tính thuế TNDN
Ví dụ: Công ty Ngọc Lan tháng 6/2018 bị phạt vi phạm giao thông 500.000 đồng.
+ Theo luật kế toán: Phần khấu hao tương ứng với nguyên giá trên 1,6 tỷ không được tính là chi phí hợp lý.
Nợ TK 642: 500.000
Có TK 111: 500.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định lợi nhuận
+ Theo luật thuế: Công ty phải loại khoản chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
d. Chi phí tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên
- Theo luật kế toán: được tính vào chi phí kế toán, được hạch toán và ghi nhận vào sổ sách kế toán
- Theo luật thuế: không được tính là chi phí hợp lý, được trừ khi tính thuế TNDN.
Ví dụ: DNTN Hưng Thùy, năm 2017 có tổng chi phí lương của giám đốc là 100 triệu đồng.
+ Theo luật kế toán: Công ty căn cứ bảng lương hạch toán khoản lương này như sau:
Nợ TK 642: 100.000.000
Có TK 334: 100.000.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định lợi nhuận
+ Theo luật thuế: Công ty phải loại khoản chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
e. Phần chi trang phục cho người lao động bằng tiền quá 5 triệu đồng/người/năm
- Theo luật kế toán: được tính vào chi phí kế toán, được hạch toán và ghi nhận vào sổ sách kế toán
- Theo luật thuế: không được tính là chi phí hợp lý, được trừ khi tính thuế TNDN.
Lưu ý: Nếu chi trang phục bằng hiện vật thì được khấu trừ toàn bộ chi phí khi có đủ hóa đơn, chứng từ.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Lạc Việt, năm 2015 có tổng chi phí lương của giám đốc là 100 triệu đồng.
+ Theo luật kế toán: Công ty căn cứ bảng lương hạch toán khoản lương này như sau:
Nợ TK 642: 100.000.000
Có TK 334: 100.000.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định lợi nhuận
+ Theo luật thuế: Công ty phải loại khoản chi phí này ra khỏi chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN
f. Chi phí lãi vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế.
- Theo luật kế toán: được tính toàn bộ phần chi phí trả lãi theo lãi suất thực tế, được hạch toán và ghi nhận vào sổ sách kế toán
- Theo luật thuế: chỉ được tính vào chi phí hợp lý phần chi phí lãi vay không vượt mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Lạc Việt năm 2015 vay 500 triệu vốn sản xuất kinh doanh của bà Lan với lãi suất 1.5%/tháng, lãi suất cơ bản theo Ngân hàng nhà nước là 9%/năm
+ Theo luật kế toán: Công ty hạch toán khoản chi phí lãi vay này như sau:
Nợ TK 635: 500.000.000 x 1.5% = 7.500.000
Có TK 112: 7.500.000
Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định lợi nhuận
+ Theo luật thuế: Công ty chỉ được tính vào chi phí được trừ phần chi phí lãi vay tương ứng với lãi suất 150% lãi suất cơ bản, tương ứng với số tiền là: 500.000.000 x (9% x 150%)/12 = 5.625.000 (đồng)
3. Cách xử lý các khoản chênh lệch chi phí kế toán và chi phí thuế TNDN
- Nhập các khoản chi phí kế toán lớn hơn chi phí thuế TNDN vào chỉ tiêu [B4] trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Bài viết: Chi phí kế toán là gì? Phân biệt chi phí kế toán và chi phí tính thuế TNDN
Bạn có thể quan tâm:Thay đổi địa chỉ KD dẫn đến thay đổi CQT quản lý trực tiếp
- Nếu tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng số HĐ đã phát hành chưa sử dụng hết:
+ Phải nộp báo cáo tình hình sử dụng HĐ với CQT nơi chuyển đi và
+ Đóng dấu địa chỉ mới lên hoá đơn,
+ Gửi bảng kê HĐ chưa sử dụng (mẫu số 3.10 Phụ lục 3, TT 39) và
+ Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành HĐ đến CQT nơi chuyển đến (trong đó nêu rõ số HĐ đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng).
- Nếu tổ chức không có nhu cầu sử dụng số HĐ đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết:
+ Thực hiện huỷ các số HĐ chưa sử dụng và
+ Thông báo kết quả huỷ HĐ với CQT nơi chuyển đi và
+ Thực hiện thông báo phát hành HĐ mới với CQT nơi chuyển đến.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...