https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 15/06/2020 - Lượt xem 1299
Kế toán luôn cảm thấy lo lắng, lúng túng mỗi khi có công văn kiểm tra thuế GTGT của cơ quan thuế. Vậy cần chuẩn bị những gì để công tác thanh tra diễn ra suôn sẻ? Bài viết sau đây, mình sẽ chia sẻ hồ sơ cần có khi cơ quan thuế gửi công văn kiểm tra thuế GTGT của doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn kế toán chưa có trải nghiệm thực tế bổ sung thêm kiến thức thực tế và kinh nghiệm để phục vụ tốt cho công việc hiện tại
HỒ SƠ CẦN CÓ KHI CƠ QUAN THUẾ CÓ CÔNG VĂN KIỂM TRA THUẾ GTGT CỦA DN
Khi cơ quan thuế có công văn kiểm tra Thuế GTGT của DN thì DN cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
- Toàn bộ hóa đơn đầu ra sắp theo các tháng/quý (Theo yêu cầu của cán bộ thuế).
- In thông báo phát hành hóa đơn niêm yết tại DN.
- In tất cả các lần thông báo phát hành hóa đơn (Nếu có).
- Photo Giấy phép kinh doanh (Các lần nếu có thay đổi).
- In Báo cáo thuế (Bảng kê chi tiết đầu ra).
- In Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn các tháng/quý.
- Phô tô hợp đồng đặt in hóa đơn, biên bản thanh lý, hủy kẽm, mẫu hóa đơn.
- Kiểm tra hóa đơn nếu có sai sót thì gạch chéo hóa đơn cả 3 liên (Trong Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi mục xóa bỏ).
- Đối với DN kinh doanh Nhà hàng thì cần chú ý khi xuất khách lẻ (Nếu giá trị < 200.000 đồng thì lập bảng kê cuối ngày xuất hóa đơn); Nếu > 200.000 đồng thì xuất hóa đơn theo từng lần phát sinh.
- Hóa đơn được ghi theo đúng theo ngày lũy tiến; Không được ghi cách ngày của hóa đơn hoặc ngày của hóa đơn số nhỏ ghi sau ngày của hóa đơn số lớn.
Ví dụ: Ngày 22/8/2018 xuất số hóa đơn 0000068; Ngày 21/8/2018 xuất hóa đơn số hóa đơn 0000069 (Ghi hóa đơn như thế là không đúng).
- Để tránh có sai sót về hóa đơn; DN cần ghi đúng và chính xác để tránh tình trạng bị sai phạm về hóa đơn dẫn đến bị phạt (Mức phạt theo Thông tư 10/2014/TT-BTC).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...