https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 29/08/2020 - Lượt xem 238
Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Khi kinh doanh thì không phải tất cả hoạt động bán hàng đều phải xuất hóa đơn. Dưới đây là các trường hợp kinh doanh không phải xuất hóa đơn.
Có 02 trường hợp không phải xuất hóa đơn
Trường hợp 1: Tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC khi bán hàng hóa, dịch vụ mà có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Tuy không phải lập hóa đơn nhưng người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ phải có những nội dung sau:
+ Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
+ Tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra;
+ Ngày lập hóa đơn;
+ Tên và chữ ký người lập bảng kê.
Lưu ý: Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày.
- Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Trường hợp 2: Hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất
Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định: “…Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”.
Lưu ý:
- Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế".
- Riêng đối với các đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát sinh trong ngày.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hóa đơn chỉ có 02 trường hợp khi kinh doanh không phải lập hóa đơn đó là: Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần (trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn) và hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...