https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Lưu Thị Vân Anh - Ngày đăng : 04/10/2021 - Lượt xem 144
Các bút toán kết chuyển cuối kỳ kế toán trên Excel
1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng ( các bạn phải căn cứ vào bảng lương nhé):
a. Tính tiền lương phải trả CBCNV:
Nợ TK 6421 : Tổng lương của bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422 : Tổng lương của bộ phận quản lý
Có TK 334 : Tổng lương phải trả cho CNV
b. Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ - tính vào chi phí ( Trích BHTN với điều kiện doanh nghiệp có trên 10 lao động). (Năm 2014 tỷ lệ các khoản trích theo lương đã thay đổi)
+/ Bộ phận bán hàng:
Nợ TK 6421 : Tổng số trích cho bộ phận bán hàng
Có TK 3383 : Lương CB x 18%
Có TK 3384 : Lương CB x 3%
Có TK 3389 : Lương CN x 1%
+/ Bộ phận quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 6422 : Tổng số trích cho bộ phận quản lý
Có TK 3383 : Lương CB x 18%
Có TK 3384 : Lương CB x 3%
Có TK 3389 ; Lương CN x 1%
+/ Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ - tính vào lương của cán bộ công nhân viên
Nợ TK 334 : Tổng số trích cho bộ phận quản lý
Có TK 3383 : Lương CB x 8%
Có TK 3384 : Lương CB x 1,5%
Có TK 3389 : Lương CN x 1%
+/ Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Nợ TK 3335 : Thanh toán lương cho CBCNV:
Nợ TK 334 : Tổng tiền thnh toán cho CNV, sua khi đã trừ đi các khoản giảm trừ
Có TK 1111 hoặc 1121
+/ Thanh toán tiền bảo hiểm:
Nợ TK 3383 : Số tiền đã trích BHXH
Nợ TK 3384 : Số tiền đã trích BHYT
Nợ TK 3389 : Số tiền đã trích BHTN
Có TK 1111 hoặc 1121 : Tổng phải thanh toán
2. Trích khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK 6421 : Số khấu hao kỳ này của bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422 : Số khấu hao kỳ này của bộ phận quản lý
Có TK 2141 : Tổng khấu hao đã trích trong kỳ
3. Phân bổ chi phí trả trướng dài hạn, ngắn hạn ( nếu có)
Nợ TK 6421 : Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422 : Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận quản lý
Có TK 142, 242 : Tổng số đã phân bổ trong kỳ
4. Kết chuyển thuế GTGT:
- Là việc tính ra số thuế phải nộp hay còn được khấu trừ. Kế toán thực hiện 1 bút toán kết chuyển chung như sau:
Nợ TK 3331
Có TK 1331 : Số tiền là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản
Giải thích: Khi kết chuyển theo số nhỏ, là số nhỏ nhất của 1 trong 2 TK 133 hoặc 3331, thì số tiền này sẽ bị triệt tiêu và có được kết quả còn lại của 1 trong 2 tài khoản, khi đó sẽ biết được phải nộp hay được khấu trừ:
- Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 133 thì TK 3331 sẽ còn số dư và phải nôp
- Nếu số nhỏ nhất là số tiền của TK 3331 thì TK 133 sẽ còn số dư và còn được khấu trừ
- Để biết được số tiền nhỏ nhât là của tài khoản nào thì phải thực hiện lcọ trên NKC và kiểm tra số tiền phát sinh của TK 1331, 1332 và 3331 tiếp sau là kiểm tra số dư đầu kỳ của các TK đó
Cách xác định số tiền từng tài khoản để biết được số nhỏ nhất như sau:
Tổng TK 133 = Số dư đầu kỳ ( nếu có) - Tổng phát sinh Có 133 ( Lưu ý: Trong TK 133 có TK 1331 và 1332 )
Tổng TK 3331 = Tổng Psinh Có 3331 – Tổng Phát sinh Nợ 3331
Cụ thể từng trường hợp như sau:
a. Trường hợp 1:
Số dư ĐK TK 1331
+
Số PS Nợ TK 1331
-
Số PS Có TK 1331
>
Số PS Có TK 3331
-
Số PS Nợ TK 3331
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331
Bút toán và công thức tính ra số thuế của TK 3331:
Nợ TK 3331 = Sumif Có TK 3331 – Sumif Nợ TK 3331
Có TK 1331
b. Trường hợp 2:
Số dư ĐK TK 1331
+
Số PS Nợ TK 1331
-
Số PS Có TK 1331
<
Số PS Có TK 3331
-
Số PS Nợ TK 3331
Bước 1: Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền cảu TK 1331 + TK 1332 lớn hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là số tiền thuế của TK 3331.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này:
Nợ TK 3331 = Sumif Có TK 3331 – Sumif Nợ TK 3331
Có TK 1331 = Sumif Nợ TK 1331 – Sumif Có TK 1331 + Dư ĐK TK 1331
Có TK 1332 = Kết quả của TK 3331 – Kết quả của TK 1331
Bước 2: Nếu sau khi cộng thêm số tiền của TK 1332 mà làm cho tổng số tiền của TK 1331 + TK 1332 nhỏ hơn TK 3331:
Thì số tiền thuế GTGT nhỏ nhất được kết chuyển là tổng số tiền thuế của TK 1331 + TK 1332.
Bút toán thực hiện trong trường hợp này :
Nợ TK 3331 = Tổng cộng TK 1331 + TK 1332
Có TK 1331 = Sumif Nợ TK 1331 – Sumif Có TK 1331 + Dư ĐK TK 1331
Có TK 1332 = Sumif Nợ TK 1332 – Sunif Có TK 1332 + Dư ĐK TK 1332
Chú ý: Phải đối chiếu với tờ khai thuế tháng khớp với số dư TK 133 hoặc TK 3331 trên bảng Cân Đối phát sinh tháng.
5. Tập hợp giá vốn hàng bán:
( Chú ý: Khi hạch toán đến bút toán này. Kế toán phải tổng hợp được bảng “ Nhật xuất tồn kho” cuối kỳ và tìm được được đơn giá xuất kho về Phiếu xuất kho).
Nợ TK 632
Có TK 156 = Dòng tổng cộng của Cột thành tiền giá vốn xuất kho trên PXK.
6. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu ( nếu có):
Nợ TK 5111
Có TK 521 = Sumif Nợ TK 521
7. Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ:
Nợ TK 5111
Có TK 911 = Sumif Có TK 5111 – Sumif Nợ TK 5111
8. Kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính ( nếu có ) trong kỳ:
Nợ TK 515
Có TK 911 = Sumif Có TK 515
9 .Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính( nếu có ) trong kỳ;
Nợ TK 911
Có TK 635 = Sumif Nợ TK 635
10. Kết chuyển giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 632 = Sumif Nợ TK 632 – Sumif Có TK 632
11. Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 6421 = Sumif Nợ TK 6421 – Sumif Có TK 6421
12. Kết chuyển chi phí quản lý trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 6422 = Sumif Nợ TK 6422 – Sumif Có TK 6422
13. Kết chuyển thu nhập khác ( nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 711
Có TK 911 = Sumif Có TK 711
14. Kết chuyển chi phí khác( nếu có ) trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 811 = Sumif Nợ TK 811
15. Tạm tính thuế TNDN phải nộp trong quý ( nếu có lãi )
Nợ TK 821
Có TK 3334 = ( Sumif Có TK 911 – Sumif Nợ TK 911 ) x % thuế suất.
- Công thức trên áp dụng trong trường hợp tập hợp Doanh thu, chi phí theo quý. Trường hợp nếu tâp hợp Doanh thu, Chi phí theo tháng thì thu nhập tính thuế phải căn cứ vào Lãi ( lỗ ) trước thuế của tháng cuối quý và lãi ( lỗ ) trước thuế của số dư đầu tháng cuối quý . ( Chú ý được chuyển lỗ )
16. Kết chuyển chi phí thuế TNDN ( nếu có) trong kỳ ( Chỉ thực hiện ở cuối năm tài chính)
Nợ TK 911
Có TK 821 = Sumif Nợ TK 821
16. Kết chuyển lãi ( lỗ) trong kỳ:
+/ Nếu lãi:
Nợ TK 911
Có TK 4212 = Sumif Có TK 911 – Sumif Nợ TK 911
+/ Nếu lỗ:
Nợ TK 4212
Có TK 911 = - ( Sumif Có TK 911 – Sumif Nợ TK 911
Cách sử dụng hàm SUMIF trong Excel kế toán
1. Công dụng của hàm SUMIF trong Excel kế toán:
- Kết chuyển các bút toán cuối kỳ
- Tổng hợp số liệu từ NKC lên Phát sinh Nợ Phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh tháng và năm
- Tổng hợp số liệu từ PNK, PXK lên “ Bảng NHập Xuất Tồn “
- Tổng hợp số liệu từ NKC lên cột PS Nợ, PS Có của “ Bảng tổng hợp phải thu, phải trả khách hàng”
Và cá bảng tính có liên quan..
2. Tác dụng hàm SUmif: Hàm sumif là hàm tính tổng theo điều kiện:
- Dãy ô điều kiện: Là dãy ô chưa điều kiện cần tính. Cụ thể trong bài: Là dãy ô chứa tài khoản trong cột TK Nợ/TK Có trên NKC, hoặc dãy ô chứa mã hàng trên Phiếu nhập kho, Xuất kho …vv
- Điều kiện cần tính: Phải có “ Tên “ trong dãy ô điều kiện. CỤ thể trong bài : Là Tài khoản cần tính trên NKC hoặc mã hàng trên kho ( bảng Nhập Xuất Tồn ) hoặc TK cần tổng hợp trên bảng Cân đối phát sinh…. ( Điều kiện cần tính chỉ là một ô )
- Dãy ô tính tổng: Là dãy ô chưa giá trị trong cột phát sinh Npj hoặc phát sinh Có trên NKC, hoặc dãy ô chứa giá trị trong cột số lượng hoặc thành tiền trên kho ( trên phiếu NK, XK ). Dãy ô tính tổng và dãy ô điều kiện phải tương ứng nhau, tức điểm đầu và điểm cuối phải tương ứng nhau.
- Hướng dẫn khi muốn tuyệt đối dòng hoặc cột ( việc tuyệt đối dòng hoặc cột là tuỳ vào từng trường hợp ):
Bấn F4 ( 1 lần ): Để có gái trị tuyệt đối ( tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng – ( $cột$dòng); Ví dụ: $E$12 – tức là cố định cột E và cố định dòng 12
Bấm F4 ( 2lần): Để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng – được hiểu là cố định dòng thay đổi cột – (cột$dòng) ; Ví dụ: E$12 – tức là cố định Dòng 12, không cố định cột E
Bấm F4( 3lần): Để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột – được hiểu là cố định cột thay đổi dòng – ($cột dòng) ; Ví dụ: $E12 – tức là cố định Cột E, không cố định dòng 12.
Theo công thức trong bảng tính thì:
- Dãy ô điều kiện là E15 đến E180 ( tức là kéo từ nghiệp vụ phát sinh đầu tiên của tháng )
- Điều kiện cần tính là ô E112 ( tức là ô điều kiện cần tính )
- Dãy ô tính tổng là H15 đến H180
Chú ý: Với các bút toán kết chuyển cuối kỳ thì điều kiện cần tính có thể bấm trực tiếp vào ô chứa nó hoặc gõ trực tiếp tài khoản cần kết chuyển vào công thức
Ví dụ: =SUMIF( $E15:$E180, 5111,$H$15:$H$180)
Cách sử dụng hàm Subtotal trong Excel khi làm kế toán
Hướng dẫn cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel khi làm kế toán thực tế
1. Công dụng của hàm SUBTOTAL trong Excel đối với kế toán:
- Tính tổng dãy ô có điều kiện như:
Tính tổng phát sinh trong kỳ.
Tính tổng cho từng tài khoản cấp 1.
Tính tổng tiền tồn cuối ngày.
2. Tác dụng hàm SUBTOTAL:
- Hàm Subtotal là hàm tính toán cho một nhóm con trong một danh sách hoặc bảng dữ liệu tuỳ theo phép tính mà bạn chọn lựa trong đối số thứ nhất.
Cú pháp: SUBTOTAL(function_num,ref1,ref2,...)
Các tham số:
- Function_num: là các con số từ 1 đến 11 (hay có thêm 101 đến 111 trong phiên bản Excel 2003, 2007) qui định hàm nào sẽ được dùng để tính toán trong subtotal
- Ref1, ref2,... là các vùng địa chỉ tham chiếu mà bạn muốn thực hiện phép tính trên đó.
- Đối số thứ nhất của hàm SUBTOTAL bắt buộc bạn phải nhớ con số đại diện cho phép tính cần thực hiện trên tập số liệu. Đối số đó được xác định hàm thực sự nào sẽ được sử dụng khi tính toán trong danh sách bên dưới.
Ví dụ:
- Nếu đối số là 1 thì hàm SUBTOTAL hoạt động giống nhưng hàm AVERAGE, nếu đối số thứ nhất là 9 thì hàm hàm SUBTOTAL hoạt động giống nhưng hàm SUM.
Chú ý: Tuy có nhiều đối số là từ 1 – 11 nhưng trong kế toán chúng ta thường sử dụng đối số 9 và thường sử dụng trong việc tính tổng cho từng tài khoản, tính tổng phát sinh bên Nợ, Có, tỉnh tổng số tiền cuối ngày
- Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9; dãy ô cần tính tổng) ( Số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng )
Ví Dụ:
- Tổng phát sinh bên Nợ: = Subtotal (9;H13:H190)
- Tổng phát sinh bên Có: = Subtotal(9;H13:H190)
- Cột tồn tiền cuối ngày dùng hàm Subtotal:
Cú pháp hàm: = $J$9+Subtotal(9,H$11:H11)-Subtotal(9,I$11:I11)
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn và chi tiết hơn khi sử dụng hàm SUBTOTAL vào công việc kế toán trên Excel, mời các bạn xem thêm: Cách làm sổ sách trên Ecxel
Ghi chú:
- Nếu có hàm subtotal khác lồng đặt tại các đối số ref1, ref2,… thì các hàm lồng này sẽ bị bỏ qua không được tính nhằm tránh trường hợp tính toán 2 lần.
- Đối số function_num nếu từ 1 đến 11 thì hàm SUBTOTAL tính toán bao gồm cả các giá trị ẩn trong tập số liệu (hàng ẩn). Đối số function_num nếu từ 101 đến 111 thì hàm SUBTOTAL chỉ tính toán cho các giá trị không ẩn trong tập số liệu (bỏ qua các giá trị ẩn).
- Hàm SUBTOTAL sẽ bỏ qua không tính toán tất cả các hàng bị ẩn bởi lệnh Filter (Auto Filter) không phụ thuộc vào đối số function_num được dùng.
- Hàm SUBTOTAL được thiết kế để tính toán cho các cột số liệu theo chiều dọc, nó không được thiết kế để tính theo chiều ngang.
- Hàm này chỉ tính toán cho dữ liệu 2-D do vậy nếu dữ liệu tham chiếu dạng 3-D (Ví dụ về tham chiếu 3-D: =SUM(Sheet2:Sheet13!B5) thì hàm SUBTOTAL báo lỗi #VALUE!. (Các loại tham chiếu xem bài sẽ đăng tiếp sau)
Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Hàm VLOOKUP là hàm dò tìm theo cột, sẽ trả về giá trị của một ô nằm trên một cột nào đó nếu thỏa mãn điều kiện dò tìm.
Cú pháp: VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
+ Giá trị để tìm kiếm: Giá trị để tìm kiếm là một Ô và phải có Tên trong vùng dữ liệu tìm kiếm (là Ô mã hàng hoá, Mã tài khoản, Mã tài sản, Mã Công cụ dụng cụ….)
+ Vùng dữ liệu tìm kiếm: “Vùng dữ liệu tìm kiếm” phải chứa tên của “Giá trị để tìm kiếm” và phải chứa “Giá trị cần tìm”. Điểm bắt đầu của vùng được tính từ dãy ô có chứa “giá trị để tìm kiếm”. (Cụ thể: là bảng dữ liệu của tháng trước hoặc dữ liệu của Sheet khác)
+ Cột trả về giá trị tìm kiếm: Là số thứ tự cột, tính từ bên trái sang của vùng dữ liệu tìm kiếm. (Bạn đếm từ bên trái của vùng sang đến cột cần lấy dữ liệu xem là cột thứ mấy).
Tham số “0”: là dò tìm giá trị chính xác. Nếu các bạn muốn dò tìm giá trị tương đối thì tham số lúc này là "1".
Việc sử dụng F4 có ý nghĩa như sau:
+ F4 (1 lần): để có giá trị tuyệt đối (tuyệt đối được hiểu là cố định cột và cố định dòng - ($cột$dòng); Ví dụ: $E$12 - tức cố định Cột E và cố định dòng 12
+ F4 (2 lần): để có giá trị tương đối cột và tuyệt đối dòng - được hiểu là cố định dòng thay đổi cột -(cột$dòng); Ví dụ: E$12 – tức cố định dòng 12, không cố định Cột E.
+ F4 (3 lần): để có giá trị tương đối dòng và tuyệt đối cột - được hiểu là cố định cột thay đổi dòng -($cộtdòng); Ví dụ: $E12 – tức cố định Cột E, không cố định dòng 12.
Ví dụ: Điền kết quả vào cột “XẾP LOẠI” biết rằng việc xếp loại dựa trên ĐTB được quy định theo như trong “Bảng xếp loại” thì Kế Toán sẽ sử dụng hàm Vlookup với kiểu dò tìm tương đối chính xác, nếu dò tìm chính xác thì chỉ có thể xếp loại cho những bạn học sinh có số ĐTB bằng đúng với giá trị như trong Bảng Xếp loại (Giả sử ĐTB là 0, 5, 7, 9), còn những bạn học sinh có ĐTB là 5.5 hoặc 7.3…. (ĐTB không tròn) thì không thể Xếp loại được.
+ Tìm đơn giá Xuất kho từ bên Bảng Nhập Xuất Tồn về BNL, về Phiếu xuất kho…
+ Tìm Mã hàng hóa, tên hàng hóa từ DMTK về Bảng Nhập Xuất Tồn
+ Tìm Số dư của đầu tháng N căn cứ vào cột Số dư cuối của tháng N – 1.
+ Tìm số “Khấu hao (Phân bổ) lũy kế từ kỳ trước” của bảng khấu hao (bảng phân bổ chi phí) tháng N, căn cứ vào “Giá trị khấu hao (phân bổ) lũy kế" của tháng N – 1.
+ Và các bảng tính khác liên quan…:
1.1: MÔ TẢ
Hàm if là hàm điều kiện được dùng rất nhiều trong excel dùng riêng hoặc dùng ghép với các hàm khác để cho ra kết quả.
1.2: CÚ PHÁP
=IF (điều kiện, giá trị 1, giá trị 2)
Nếu như “điều kiện” đúng thì kết quả hàm trả về là “giá trị 1”, ngược lại trả về “giá trị 2”.
Trong đó:
Mình sẽ chỉ ra cụ thể trong ví dụ sau.
Điều kiện : Trong ví dụ trên điều kiện là C3>=5
Giá trị 1 : Nếu điều kiện đúng thì kết quả cho giá trị 1, trong ví dụ trên giá trị 1 là Đỗ
Giá trị 2 : Nếu điều kiện sai (không thỏa mãn) thì kết quả cho giá trị 2, trong ví dụ trên giá trị 2 là Thi lại
Hàm if được sử dụng rất nhiều trong excel, được sử dụng kết hợp với các hàm khác, tôi sẽ chỉ ra một số trường hợp cụ thể để các bạn hình dung ra những trường hợp có thể dùng hàm if.
Trường hợp 1. If cơ bản. (loại đơn giản nhất)
Đề : Nhập công thức điền kết quả dựa vào điểm trung bình, nếu điểm trung bình >=5 thì đỗ, nếu điểm trung bình <5 thì là thi lại.
Đáp án : Nhập công thức tại ô D3 như sau
=IF(C3>=5,”Đỗ”, “Thi lại”) Hàm sẽ trả về kết quả là Đỗ
Trong ví dụ này kết quả chỉ có 2 trường hợp đó là Đỗ hoặc Thi lại. Nếu điểm trung bình >=5 thì đỗ, trường hợp còn lại là thi lại (đtb <5)
Lưu ý: Nếu giá trị là dạng text thì Chúng ta phải cho giá trị 1 & giá trị 2 nghĩa là Đỗ & Thi lại vào trong ngoặc kép nhé. Nếu không sẽ xảy ra lỗi. nếu giá trị là dạng số thì không cần.
Trường hợp 2. If kết hợp với hàm and.
Đề : Nhập công thức điền phân loại dựa vào điểm thi đua và thâm niên, nếu điểm thi đua > 5 và thâm niên >=3 thì thuộc loại được thưởng, còn lại thì không được thưởng
Đáp án : Nhập công thức tại ô E3 như sau.
=IF(AND(C3>5,D3>=3),”Được thưởng”,”Không được thưởng”) Sẽ trả về kết quả là Không được thưởng
Vì yêu cầu là phải thỏa mã cả 2 điều kiện là Điểm thi đua phải >5 và Thâm niên phải >=3 thì nhân viên đó mới được thưởng, còn lại là không vậy nên ta phải dùng hàm and để thể hiện đồng thời 2 điều kiện
=AND(C3>5,D3>=3) sẽ cho kết quả là FALSE
Trường hợp 3. If kết hợp với hàm or.
Đề: Nhập công thức điền phân loại dựa vào điểm thi đua và thâm niên, nếu điểm thi đua > 5 hoặc thâm niên >=3 thì thuộc loại được thưởng, còn lại thì không được thưởng
Đáp án: Nhập công thức tại ô E3 như sau.
=IF(or(C3>5,D3>=3),”Được thưởng”,”Không được thưởng”) Sẽ trả về kết quả là Được thưởng
Tôi chỉ thay đổi đề một chút so với trường hợp 2, đó là thay từ “Và” thành “hoặc” thì kết quả trả về cũng sẽ khác, vì bây giờ chỉ cần thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện chứ không phải đồng thời như TH2, điểm thi đua >5 hoặc thâm niên >=3 thì sẽ được thưởng.
=OR(C3>5,D3>=3) sẽ cho kết quả là TRUE
Đang đăng ký thông tin...