https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 18/09/2020 - Lượt xem 223
1 - Giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2012, một trong những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết hợp đồng lao động là giữ văn bằng, chứng chỉ người lao động.
Tuy nhiên, đối với một số việc làm đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, các doanh nghiệp thường “trói chân” người lao động bằng việc yêu cầu nộp văn bằng, chứng chỉ gốc.
2 - Lạm dụng thời gian thử việc
Điều 27 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, mỗi công việc chỉ được thử việc 01 lần duy nhất và không quá 60 ngày với việc cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; không quá 30 ngày với việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ và không quá 06 ngày làm việc với việc khác.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang áp dụng thời gian thử việc tối đa cho mọi công việc.
Xem thêm: Có được kéo dài thời gian thử việc khi nhân viên chưa đạt yêu cầu?
3 - Trả lương không đúng hạn
Đa số các doanh nghiệp trả lương không đúng hạn đều lấy lý do do tình hình sản xuất kinh doanh không hiệu quả, chưa thu hồi được vốn nên chưa có tiền để trả lương cho người lao động.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, người lao động phải được trả lương đầy đủ và đúng thời hạn. Nếu không thể trả đúng hạn thì cũng không được chậm quá 01 tháng và phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm trả lương.
Rất ít doanh nghiệp thực hiện đúng và nghiêm túc quy định này, đặc biệt là việc trả thêm tiền khi chậm trả lương cho người lao động.
4 - Làm quá giờ
Đây là lỗi dễ bị xâm phạm nhất từ trước đến nay. Theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2012, thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
Ở hầu hết các doanh nghiệp, do khối lượng công việc nhiều với áp lực hoàn thành chỉ tiêu nên tình trạng nhân viên làm thêm ngoài giờ làm việc bình thường rất phổ biến. Tuy nhiên, thời gian này lại không được tính là làm thêm giờ để tính lương.
5 - Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn hợp đồng
Điều 33 Bộ luật Lao động 2012 quy định, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn, người lao động có mặt và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thực tế, không ít doanh nghiệp vì lí do e ngại đối với người lao động bị tạm giam, tạm giữ, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc mà tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với họ.
6 - Lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh
Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút. Thời gian này vẫn được hưởng đủ tiền lương (khoản 5 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012).
Đây là đặc quyền nhằm bảo vệ thai sản đối với lao động nữ, tuy nhiên vì lí do tế nhị mà lao động nữ thường bỏ qua chế độ nghỉ này.
7 - Không được đảm bảo an toàn tại nơi làm việc
An toàn tại nơi làm việc là điều cốt lõi để duy trì một việc làm ổn định, đây cũng là quyền cơ bản của người lao động theo Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Tuy nhiên, thực tế nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, hóa chất, nguy cơ người lao động gặp tai nạn lao động tại nơi làm việc rất cao do không được trang bị bảo hộ lao động đảm bảo chất lượng, đúng tiêu chuẩn.
Trên đây là một số quyền lợi mà người lao động dễ bị xâm phạm nhất. Bất cứ người lao động nào cũng nên biết để bảo vệ chính bản thân mình.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...