https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Nguyễn Thị Thu Hiếu - Ngày đăng : 10/09/2020 - Lượt xem 213
+ Thứ 1: Bạn cần lưu ý về phần chi trang phục
- Trường hợp 1: Nếu bạn chi bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp bạn có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
+ Thứ 2: Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép thì bạn lưu ý
- Chi phí đi công tác sẽ bao gồm chi phí đi lại: vé tàu xe, vé máy bay ..., nhà nghỉ, khách sạn và tất cả phải có hoá đơn, chứng từ đầy đủ, kèm theo giấy đi đường, quyết định cử đi công tác.
Nhưng nếu bạn không lấy được hoá đơn thì sao?
- Khi đó bạn sẽ làm Khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và như vậy bạn cần phải xây dựng 1 quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ (Quy định cụ thể thời gian, mức phụ cấp ...) kèm theo giấy đi đường, quyết định cử đi công tác.
+ Nếu sếp đi công tác bằng vé máy bay rồi thanh toán và phát sinh chi phí từ 20 triệu đồng trở lên và sếp thanh toán bằng thẻ ngân hàng của sếp.
* Như vậy, có đưa vào chi phí hợp lý không?
Thế là đủ điều kiện là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt rồi.Còn việc tính vào chi phí được trừ thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có hóa đơn, chứng từ phù hợp do người cung cấp hàng hóa, dịch vụ giao xuất.
- Doanh nghiệp có quyết định hoặc văn bản cử người lao động đi công tác.
- Quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp cho phép người lao động được phép thanh toán khoản công tác phí, mua vé máy bay bằng thẻ ngân hàng do cá nhân là chủ thẻ và khoản chi này sau đó được doanh nghiệp thanh toán lại cho người lao động.
Đang đăng ký thông tin...