1. Định nghĩa biên bản bàn giao tài sản
Mẫu biên bản bàn giao tài sản áp dụng trong nhiều trường hợp cụ thể khi ban giao tài sản là nhà, vật kiến trúc và các tài sản gắn liền với nhà, đất hoặc là bàn giao tài sản là phương tiện, máy móc, trang thiết bị. Mẫu biên bản bàn giao tài sản có thể dùng làm mẫu biên bản bàn giao tài liệu, mẫu biên bản bàn giao hàng hóa, mẫu biên bản bàn giao công cụ dụng cụ, mẫu biên bản bàn giao thiết bị...
2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.
Thông thường, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
- Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;
- Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
3. Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản. Điều đó dẫn đến các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản), chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi. Do vậy, việc xác lập các giấy tờ, biên bàn bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết như: Bố con, Mẹ con, vợ chồng, hay bạn bè thân thiết... thì việc bàn giao tài sản giữa các bên cũng không thể bỏ qua.
4. Cách lập biên bản bàn giao tài sản
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên cần phải lưu ý những điều sau:
-
Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
-
Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
-
Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
-
Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
-
Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
5. Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên cần phải lưu ý những điều sau:
- Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
- Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
- Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
Xem chi tiết biểu mẫu