Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành vào ngày 26/08/2016 – Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ thay cho Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và được áp dụng vào ngày 01/01/2017.
Hướng dẫn lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 133.
1. Căn cứ lập Bảng cân đối tài khoản.
Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên:
– Sổ Cái.
– Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
2. Phương pháp lập Bảng cân đối tài khoản.
* Trước khi lập Bảng cân đối tài khoản.
– Phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.
– Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
* Số liệu ghi vào Bảng cân đối tài khoản chia làm 2 loại.
– Loại số liệu phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ (Cột 1,2- Số dư đầu năm), tại thời điểm cuối kỳ (cột 5, 6 Số dư cuối năm).
Trong đó:
Các tài khoản có số dư Nợ được phản ánh vào cột “Nợ”.
Các tài khoản có số dư Có được phản ánh vào cột “Có”.
– Loại số liệu phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo (cột 3, 4 Số phát sinh trong tháng).
Trong đó:
Tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được phản ánh vào cột “Nợ”.
Tổng số phát sinh “Có” được phản ánh vào cột “Có”của từng tài khoản.
+ Cột A, B.
Ghi số hiệu tài khoản, tên tài khoản của tất cả các Tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số Tài khoản cấp 2 cần phân tích.
+ Cột 1, 2 – “Số dư đầu kỳ”.
-
Phản ánh số dư ngày đầu tháng của tháng đầu năm (Số dư đầu năm báo cáo).
-
Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào: dòng Số dư đầu tháng của tháng đầu năm trên Sổ Cái. Hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối năm” của Bảng cân đối tài khoản năm trước.
+ Cột 3, 4 – “Số phát sinh trong kỳ”.
-
Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong năm báo cáo.
-
Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
+ Cột 5, 6 – “Số dư cuối kỳ”.
-
Phản ánh số dư ngày cuối cùng của năm báo cáo.
-
Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối tháng của tháng cuối năm báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu năm (cột 1, 2), số phát sinh trong năm (cột 3, 4) trên Bảng cân đối tài khoản năm này.
-
Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập Bảng cân đối tài khoản năm sau.
* Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản.
Phải thực hiện tổng cộng Bảng cân đối tài khoản.
Xem chi tiết biểu mẫu