1. Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động mới năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có một quy định cụ thể nào về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, trên thực tế, loại hợp đồng này vẫn được thừa nhận.
Tương tự như hợp đồng lao động, hợp đồng khoán việc cũng là sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, nội dung thỏa thuận không phải về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, mà là bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc, sau đó bàn giao cho bên khoán và nhận lại tiền thù lao.
Điều này đồng nghĩa với việc, người nhận khoán phải bỏ một phần hoặc toàn bộ vật chất và sức lao động của mình để nhận được tiền công khoán.
2. Các trường hợp ký hợp đồng khoán việc
Hiện nay, hợp đồng khoán việc thường được áp dụng cho những công việc mang tính thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Thực tế, dựa trên tính chất công việc có thể phân chia hợp đồng khoán việc thành 02 loại:
- Khoán trọn gói: Bên khoán giao toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí bao gồm chi phí nguyên, vật liệu, chi phí nhân công, chi phí công cụ, dụng cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.
Bên khoán trả cho bên nhận khoán một khoản tiền bao gồm các chi phí nêu trên và lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.
- Khoán nhân công: Bên nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ, dụng cụ lao động để hoàn thành công việc.
Bên khoán trả cho bên nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ, dụng cụ lao động.
Ngoài các trường hợp nêu trên, nếu doanh nghiệp nào biến tướng hợp đồng lao động thành hợp đồng khoán việc, nhằm trốn tránh nghĩa vụ bảo hiểm với người lao động thì có thể bị phạt tiền tới 20 triệu theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Xem chi tiết biểu mẫu