Xuất hóa đơn giảm giá hàng bán – GGHB là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Hàng hoá, dịch vụ áp dụng hình thức giảm giá dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá đã giảm dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
1. Các quy định về giảm giá hàng bán
Căn cứ tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định hạn mức khuyến mại, giảm giá của hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Trong trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại, giảm giá) thì được khuyến mại, giảm giá 100% giá trị hàng hóa, dịch vụ. Hạn mức khuyến mại, giảm giá 100% cũng được áp dụng với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng quyết định.
– Ngoài trường hợp nêu trên, hạn mức khuyến mại, giảm giá không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại
Ngoài ra, Nghị định còn có một số nội dung đáng chú ý như:
– Doanh nghiệp không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp không được khuyến mại theo mô hình đa cấp, trong đó đối tượng khuyến mại gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, người trước được hưởng lợi ích từ việc mua hàng của người sau.
– Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại theo hình thức: Đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; Khuyến mại bằng hình thức giảm giá; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng.
2. Viết và cách xuất hóa đơn giảm giá hàng bán như thế nào theo từng lần mua?
Trên hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) ghi giá bán đã giảm giá cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Ví dụ: Công ty A kinh doanh mặt hàng dược phẩm. Khi mặt hàng Hemopoly cận date, công ty đưa ra chương trình bán giảm giá cho khách hàng. Giá bán ban đầu: 280.000 nghìn/hộp, giảm giá 50%.
Giá bán sau khi giảm giá ( chưa có thuế) = 200.000 x 50% = 100.000đ
Xem chi tiết biểu mẫu