Bước 01: Hàng ngày, chúng ta sẽ căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra và làm các phiếu như:
- Hóa đơn mua vào < 20 triệu mà thành toán bằng tiền mặt thì bạn viết phiếu chi tiền + phiếu nhập kho. Nếu hóa đơn trên > 20 triệu thì làm phiếu hoạch toán + phô tô hợp đồng nếu có + thanh lý nếu có + phiếu nhập kho.
- Hóa đơn bán ra thu bằng tiền mặt thì bạn làm phiếu thu + hóa đơn bán hàng + phiếu xuất kho. Nếu hóa đơn bán ra > 20 triệu làm phiếu hoạch toán + phiếu xuất kho + hợp đồng phô tô nếu có + thanh lý phô tô nếu có.
- Chứng từ ngân hàng thì lấy đầu tháng sau cho chắc hay gọi là sổ phụ ngân hàng.
- Kèm theo đó trong tháng chúng ta có những tài liệu khác như: chứng từ nộp tiền vào ngân sách: thuế môn bài, thuế gtgt, bảng phân bổ khấu hao, phân bổ dài và ngắn hạn, bảng chấm công, bảng lương… Nếu có tất cả các chứng từ nếu trên được dùng làm căn cứ ghi vào sổ Nhật ký chung
+ Bước 02: Đến cuối tháng ( cuối quý ) làm bút toán kết chuyển doanh thu chi phí xác định lãi lỗ , sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp tiếp theo cộng số liệu trên Sổ Cái xác định số dư cuối kỳ NỢ CÓ và lấy số dư cuối kỳ, lập Bảng cân đối số phát sinh, từ cân đối phát sinh đưa lên các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán, xác đinh kết quả kinh doanh tháng, quý
+ Bước 03: Sau khi làm xong thì chúng ta tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu có khớp đúng: số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của số cái = số dư đầu kỳ, phát sinh NỢ - CÓ, cuối kỳ của CĐPS không.
+ Bước 04: Chúng ta kiểm tra chi tiết trước khi nộp BCTC
- Đầu tiên bạn cần kiểm tra xem trên bảng cân đối phát sinh và sổ cái bắt đầu từ tài khoản loại 5 => đến loại 9 có số dư cuối kỳ không nếu có bạn đang làm sai, nếu = 0 thì bạn làm đúng.
- Tiếp theo bạn cần lấy tờ khai báo thuế ra đối chiếu: tổng phát sinh số cái 511,33311 có khớp với bảng kê bán ra, tổng phát sinh bên nợ thuế đầu vào tk 1331 có khớp số thuế bảng kê hàng hóa mua vào.
- Chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang = số dư đầu kỳ SỔ CÁI TK 1331, số dư cuối kỳ tk 1331 = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42]) trên tời khai
- Nếu mà Thuế GTGT đầu ra > Thuế GTGT đầu vào thì phải nộp thuế do đó các chỉ tiêu [41] và [43] = 0, và chỉ tiêu số [40] Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) = số dư cuối kỳ sổ cái TK 33311
- Các TK loại 1,2 không có số dư bên Có. Trừ TK 214
- Các TK loại 3,4 không có số dư bên Nợ trừ 1 số TK 352, 421...
- Các TK đầu loại 5 đến loại 9 không có số dư cuối kì.
- Tài Khoản 112 phải khớp với sổ phụ ngân hàng = số dư đầu cũng như phát sinh, số dư cuối phải bằng nhau.
- Tài Khoản 131, 331 có thể dư cả 2 bên : với 131 nếu người ta ứng trước cho mình nó nằm bên Có, nếu người ta mua chịu chưa trả tiền nó nằm bên Nợ.
- Tài Khoản 155,152,156 khớp với Bảng Tổng Hợp Nhập xuất tồn và phải khớp sổ cái , Cân đối phát sinh của các tài khoản này 155,152,156.
- Tài Khoản 242 khớp với tổng cộng trên bảng phân bổ
- Tài Khoản 214 khớp với tổng cộng trên bảng khấu hao
- Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung .