https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Admin Trang - Ngày đăng : 08/09/2020 - Lượt xem 273
Trong quá trình thực hiện công việc của bộ phận kế toán, sai sót là điều có thể xảy ra và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của công ty. Vì vậy kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ sẽ trở nên vô cùng cần thiết để đảm bảo tính chính xác trong các kết quả và giúp công ty hoạt động ổn định. Vậy bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ là gì? Hai bộ phận này đảm nhiệm công việc ra sao? Kiểm soát khác kiểm toán như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm những thông tin và kiến thức cần thiết nhé.
Mời các bạn đọc bài viết!
Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.
Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả;
- Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý.
Như vậy, kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.
Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ.
Thông thường, chức năng kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và cập nhật quy chế, quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp để trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ và tư vấn kiểm toán nội bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt.
- Báo cáo kết quả kiểm toán nội bộ và kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót và đề xuất biện pháp hoàn thiện cũng như nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ.
- Thực hiện giám sát triển khai kết quả thực hiện khuyến nghị kiểm toán.
- Thường xuyên phát triển, chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật và theo kịp sự phát triển của doanh nghiệp.
- Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và kiểm soát dịch vụ kiểm toán độc lập đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
- Duy trì việc trao đổi thường xuyên với tổ chức kiểm toán độc lập của doanh nghiệp nhằm đảo bảo hợp tác có hiệu quả.
Trưởng kiểm toán nội bộ có thể được yêu cầu tham gia vào những công việc mà thông thường do ban quản lý/điều hành đảm nhiệm như trong những trường hợp sau:
- Các quy trình của doanh nghiệp chưa được hoàn thiện và trưởng kiểm toán nội bộ là người có năng lực chuyên môn phù hợp nhất để giới thiệu các nguyên tắc quản lý rủi ro trong doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp quá nhỏ và nguồn lực hạn chế để có thể duy trì một bộ phận tuân thủ.
- Doanh nghiệp tham gia vào thị trường hoặc sản phẩm mới đòi hỏi phải điều chỉnh, bổ sung các hoạt động quản lý rủi ro.
- Sự ra đờI của các quy định pháp lý mớI đặt ra vấn đề sửa đổi, bổ sung quy trình và chính sách trong hoạt động quản lý rủi ro để đảm bảo tuân thủ với những quy định này.
Một vị trí quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của công ty đương nhiên cũng có những yêu cầu công việc cụ thể như sau:
- Bảo mật thông tin theo quy chế của doanh nghiệp và theo pháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về kết quả công tác kiểm toán nội bộ.
- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.
- Tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức nhằm đảo bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ.
Đây là những nguyên tắc cơ bản nhất của kiểm soát nội bộ:
- Nguyên tắc toàn diện: Hệ thống kiểm soát phải được thiết kế bao trùm các nghiệp vụ của doanh nghiệp, thường xuyên thay đổi, sửa chữa cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
- Nguyên tắc 4 mắt: bất kỳ hoạt động nghiệp vụ nào cũng có hai người
cùng tiến hành (một thực hiện, một duyệt), phụ thuộc vào mức độ sai phạm xảy ra nhiều hay ít mà lựa chọn nhiều người hơn.
- Nguyên tắc cân nhắc lợi ích – chi phí: cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của hoạt động kiểm soát sao cho lợi ích đem lại cao nhất mà chi phí bỏ ra lại thấp nhất
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Trong một tổ chức có nhiều người tham gia thì các công việc cần phải được phân công cho tất cả mọi người,không để trình trạng một số người làm quá nhiều việc trong khi một số khác lại không có người làm.
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm (nhất là sai phạm cố ý) và hành vi lạm dụng quyền hạn.
Về cơ bản thì bản chất của kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ đều hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Đây đều là một hình thức kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau cần phân biệt như sau:
- Kiểm soát nội bộ là công cụ để vận hành doanh nghiệp đảm bảo tính hiệu quả, tính tuân thủ pháp lý, việc này do ban giám đốc thực hiện. Kiểm toán nội bộ là công cụ để kiểm tra xem doanh nghiệp có thực hiện kiểm soát nội bộ như đã đặt ra hay không, việc này do hội đồng quản trị hoặc ban kiểm soát trực thuộc hội đồng quản trị thực hiện.
- Kiểm soát nội bộ là nói đến cả một hệ thống, trong đó bao gồm cả kiểm toán nội bộ.
- Công cụ của hệ thống kiểm toán nội bộ là các nguyên tắc, chuẩn mực, quy định, quy chế,… của doanh nghiệp đề ra theo đúng pháp luật, nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội.
- Kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ, tuỳ theo đặc thù của mỗi doanh nghiệp mà quy định chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến những thông tin giúp ích cho việc quản lý công ty của các bạn. Chúc các bạn thành công!
Đang đăng ký thông tin...