https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đỗ Thị Vân Anh - Ngày đăng : 26/09/2021 - Lượt xem 139
355
BY ADMIN ON 31-07-2019KẾ TOÁN SẢN XUẤT & GIÁ THÀNH
Tính giá thành chưa bao giờ là công việc đơn giản. Không chỉ bởi quy trình tính toán phức tạp mà còn tính liên đới đến các chỉ tiêu kinh tế khác của doanh nghiệp. Cùng bài viết đi tìm hiểu những lưu ý trong bảy bước tính giá thành.
Quy trình giá thành là quy trình tập hợp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm được nhập kho và được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống sổ sách kế toán.
Quy trình tính giá thành bao gồm bảy bước, bài viết sẽ đi phân tích rõ những lưu ý cụ thể trong từng bước tính giá thành.
Ở bước đầu tiên là tập hợp các chi phí sản xuất. Đây là bước đầu tiên quan trọng, là tiền đề trong quy trình tính giá thành. Vì vậy mà phải được thực hiện một cách chính xác, mọi chi phí sản xuất đều phải được tập hợp một cách đầy đủ và được phân loại rõ ràng vào các khoản mục tương ứng.
Đến bước đi thực hiện phân bổ chi phí thì kế toán cần lưu ý một điều là trong quá trình sản xuất, sẽ có những chi phí được phục vụ chung cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vì vậy mà chi phí cần phải được phân bổ riêng, chi tiết để tính giá thành cho từng loại sản phẩm cụ thể. Để kết quả thu được là hợp lý thì cần chú ý khi chọn tiêu thức phân bổ chi phí.
Xem thêm: Hiểu biết chung về cách tính giá thành sản phẩm
Trong bước tiếp theo là áp dụng phương pháp tính giá thành cho quy trình tính giá thành. Trường hợp đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau thì kế toán sẽ tùy theo loại hình và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Quá trình tính giá thành thì không thể thiếu bước đi xác định số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và số sản phẩm dở dang cuối kỳ. Đối với sản phẩm dở dang cuối kỳ thì kế toán các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm dở dang mà còn cần quan tâm đến mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Để có thể có được số liệu về sản phẩm dở dang, kế toán có thể yêu cầu bộ phận sản xuất cung cấp hoặc tự mình đi kiểm kê, cần lưu ý số liệu cần phải chính xác để làm cơ sở cho bước xác định giá trị của sản phẩm dở dang trong kỳ.
Tiếp theo, kế toán sẽ đi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, có ba phương pháp để kế toán lựa chọn khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Kế toán cần căn cứ vào tình hình thực tế và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Có như vậy thì kết quả thu được mới hợp lý.
Các bước trên được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ cho việc tính trị giá sản phẩm hoàn thành.
Vì vậy nên kế toán tiến hành tính trị giá thành phẩm theo công thức:
Trị giá sản phẩm hoàn thành = Trị giá 154 dở dang đầu kỳ +Trị giá 154 phát sinh trong kỳ - Trị giá 154 dở dang cuối kỳ- Phế liệu thu hồi - Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng.
Sau khi hoàn tất các bước trên thì kế toán sẽ thu được kết quả về giá thành sản phẩm. Kế toán cần lưu ý thêm là nên tính giá thành của từng loại sản phẩm và lập bảng để thuận tiện cho việc tính toán và theo dõi.
Đang đăng ký thông tin...