https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Admin Trang - Ngày đăng : 27/08/2020 - Lượt xem 3107
Kế toán là một vị trí quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động và phát triển của công ty. Trong ngành kế toán lại chia ra làm nhiều nhóm ngành nhỏ để tiện cho việc xử lý các sự vụ. Kế toán quản trị là một trong số đó. Vậy kế toán quản trị là gì? Chức năng và nhiệm vụ của kế toán quản trị ra sao? Kế toán quản trị có ý nghĩa và vai trò trong quá trình vận hành một công ty như thế nào? Bài viết dưới đây của chúng tôi phần nào sẽ cung cấp cho bạn những hiểu biết và kiến thức cơ bản về nghề kế toán quản trị cũng như một chút kinh nghiệm để thực hiện công việc này một cách hiệu quả.
Mời các bạn đọc bài viết!
Nói về kế toán quản trị thì đây là một nhánh mới của ngành kế toán được ra đời trong thời gian hơn 15 năm trở lại đây. Hiện nay, kế toán quản trị đang trở thành xu thế mới của kế toán hiện đại.
Một cách dễ hiểu nhất thì kế toán quản trị là làm kế toán ở mức độ chuyên môn sâu hơn nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua các báo cáo kết quả của kế toán quản trị, doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp, đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.
Kế toán quản trị là công việc không hề dễ dàng. Công việc này đòi hỏi các bạn phải tìm ra được phương án nào là tối ưu nhất cho doanh với mục đích là giảm chi phí tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với các chi phí đã cố định thì nó sẽ không thay đổi, nhưng đối với các biến phí là những chi phí thay đổi được thì bạn phải làm như thế nào để cái biến phí đó đật ở mức thấp nhất, và nếu bạn làm được điều đó, chứng tỏ bạn là một nhà kế toán quản trị có tiềm năng, là người giỏi tính toán các con số và họ cũng là một nhà quản lý giỏi. Kế toán quản trị sẽ là người ghi chép lại các giao dịch kinh tế mà các giao dịch đó là những giao dịch phát sinh tại thời điểm hiện tại liên quan đến doanh nghiệp, ví dụ như các giao dịch mua bán, xuất nhập hàng hóa, xuất nhập quỹ tiền mặt,...Đây là công việc yêu cầu người kế toán phải có các kiến thức chuyên môn, phải luôn cẩn thận và trung thực để thực hiện đúng các nghiệp vụ và thực hiện các báo cáo thuế và các báo cáo tài chính một cách chính xác. Là một lĩnh vực thuộc kế toán thì không thể bỏ qua được những hiểu biết về các kiến thức tin học, nhất là excel, là cái quan trọng nhất mà các kế toán phải biết như các hàm dùng trong tính toán, các hàm tìm kiếm nội dung, tiêu đề,…
Đặc thù của kế toán quản trị là vừa liên quan đến tính toán vừa liên quan đến cả việc quản lý trong doanh nghiệp, vì vậy mà kế toán quản trị không những chỉ có kiến thức về chuyên mà kế toán quản trị còn phải có các kiến thức, các kỹ năng khác như kiến thức về xã hội, các kỹ năng mềm, các kỹ năng về lãnh đạo, kỹ năng quản lý,…
Yêu cầu kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao, là vị trí luôn được chú trọng và chọn lọc kỹ lưỡng đồng thời cũng là công việc được đặt dưới áp lực rất nhiều. Vậy cụ thể công việc của kế toán dịch vụ trong công ty là gì:
Lập kế hoạch: Các giám đốc doanh nghiệp luôn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu của họ là đưa công ty cán đích doanh thu. Kế hoạch này sẽ gắn liền với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Khi lên kế hoạch, giám đốc doanh nghiệp cần liên kết tất cả các lực lượng của các bộ phận trong công ty để hướng tới mục tiêu đã xác định.
Tổ chức công tác điều hành: Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy.
Kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, các giám đốc điều hành là người phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Trong quá trình kiểm soát, họ sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập. So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.
Ra quyết định: Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Kế toán quản trị không dừng ở việc làm kế toán thông thường mà đây là ngành nghề liên quan đến việc tổ chức, lãnh đạo cũng như có thể đưa ra các quyết định quan trọng trong công việc.
Đây cũng là vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp đó là người làm kế toán phải thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định.
Các báo cáo công việc của kế toán quản trị sẽ giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình hoạt động và phát triển của công ty, từ đó vạch ra những chiến lược phát triển hợp lý.
Ví dụ như là các giám đốc sản xuất thường vạch kế hoạch và ra quyết định về các phương án và lịch trình sản xuất, các giám đốc marketing thì ra các quyết định về quảng cáo, khuyến mãi và định giá sản phẩm, các giám đốc tài chính thường ra các quyết định về huy động vốn và đầu tư. Tựu chung lại ứng với mỗi mục tiêu, nhà quản lý đều cần thông tin cho các quyết định. Người làm kế toán quản trị sẽ cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý các cấp trong tổ chức. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho các nhân viên kế toán quản trị là họ phải am hiểu các tình huống ra quyết định của các nhà quản lý.
Vì vậy mới nói vai trò của kế toán là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ là nền tảng cung cấp thông tin cho mọi định hướng chiến lược phát triển quan trọng trong doanh nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn
Chắc chắn rồi đây cũng là kỹ năng quan trọng nhất, là kỹ năng được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các ngành nói chung và ngành kế toán quản trị nói riêng. Kỹ năng này sẽ cho chúng ta biết được các hạch toán, các định khoản, cách ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thế nào cho đúng và phù hợp với từng thời gian và cách quản lý những tài liệu liên quan như thế nào
Kỹ năng kinh doanh
Để điều hành tốt công việc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp của mình, nhà đầu tư luôn cần những nhà quản trị chuyên nghiệp - những người sẽ đảm nhiệm việc nắm bắt các xu hướng của thị trường từ đó đưa ra các chiến lược đúng đắn, thích hợp giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu đã đặt ra. Đồng thời trong kinh doanh. Các nhà quản trị tài chính chuyên nghiệp còn phải có các kỹ năng về quan hệ khách hàng (chăm sóc khách hàng, có chế độ ưu tiên cho những khách hàng thường xuyên,…), hiểu biết những quy định của pháp luật trong kinh doanh, quản lý được hệ thống các hoạt động kinh doanh,…
Kỹ năng con người
Kế toán quản trị với đặc thù là vừa liên quan đến kế toán vừa liên quan đến quản lý, vì vậy nếu muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì vấn đề về kỹ năng con người là một điều tất yếu cần có, kỹ năng này giúp cho các nhà kế toán quản trị có tầm nhìn rộng là một phần quan trọng để mang thành công đến cho doanh nghiệp.
Kỹ năng con người bao gồm các kỹ năng như kỹ năng nhận dạng, định hình vấn đề, kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm, các kỹ năng về xây dựng các mối quan hệ trong doanh nghiệp, kỹ năng phản hồi, phản biện, kỹ năng thích ứng nhanh, kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề,…
Các kỹ năng về chuyên môn là những cái nhà kế toán quản trị được học, còn các kỹ năng về con người là do chính bản thân mỗi người tự rèn luyện thông qua việc tiếp xúc, học hỏi , tự điều chỉnh các hành vi trong tất cả các mối quan hệ mà có.
Kỹ năng lãnh đạo
Là một người lãnh đạo giỏi luôn có cách giải quyết tốt vấn đề và luôn dung hòa được mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp, là người đánh giá nhân viên theo năng lực làm việc, luôn thực hiện tốt trách nhiệm của một nhà lãnh đạo và luôn có tầm nhìn xa, nhà lãnh đạo đáp ứng được các tiêu chí này thì sẽ mang đến chìa khóa thành công cho doanh nghiệp.
Khi làm một nhà lãnh đạo bạn cần bản lĩnh, tự tin và quyết đoán, biết tạo động lực làm việc cho bản chính bản thân và cho các thành viên trong doanh nghiệp. Đồng thời bạn chính là một nhà tham mưu trưởng trong tất cả các quá trình thực hiện công việc và chính bạn là người luôn đồng hành với tất cả mọi người cho tới thời điểm cuối cùng, có như vậy thì doanh nghiệp mới được ổn định và phát triển vững bền.
Trên đây là những thông tin về kế toán quản trị mà chúng tôi đã tóm gọn lại để mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan về ngành nghề này. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ích cho những ai đang quan tâm đến công việc này,
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Đang đăng ký thông tin...