https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đào Quý Đạt - Ngày đăng : 14/05/2021 - Lượt xem 227
Hỏi:
Kính gửi Bộ tài chính! Tôi có một số vướng mắc về công tác hạch toán kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Theo chuẩn mực kế toán số 2, đoạn 22 “22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng” Tôi hiểu là khi có đồng thời 2 điều kiện là: 1. Có sự giảm giá của nguyên vật liệu 2. Giá thành sản xuất sản phẩm > Giá trị thuần có thể thực hiện được Khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện nói trên thì mới thực hiện trích lập dự phòng, nếu chỉ có 1 điều điện xảy ra thì không tiến hành trích lập dự phòng cho nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm. Tôi hiểu như vậy có đúng không? Trong trường hợp công ty tôi có nguyên vật liệu A đồng thời xảy ra 2 điều kiện nói trên, chúng tôi cần trích lập dự phòng như thế nào cho đúng? Tôi đã đọc thông tư 48/2019/TT-BTC hướng dẫn lập dự phòng có hướng dẫn: Mức trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho = Lượng hàng tồn kho thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm x (Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho) Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Tuy nhiên, chúng tôi đang gặp vướng mắc trong việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu chúng tôi mua về mục đích là để sản xuất, không phải là bán nên chúng tôi không xác định được giá bán & chi phí tiêu thụ của nguyên vật liệu. Chúng tôi có thể sử dụng giá mua nguyên vật liệu gần với thời điểm lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu để tiến hành lập dự phòng có được không? Nếu không được, chúng tôi cần xác định giá trị thuần có thể thực hiện được bằng cách nào? Tôi mong nhận được giải đáp của bộ tài chính để công ty tôi thực hiện cho đúng. Tôi xin chân thành cảm ơn!
04/03/2021
Trả lời:
Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 2 – Hàng tồn kho quy định:
“3. Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
19. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho.
22. Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng”.
Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đã được hướng dẫn tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Tài chính trả lời các vướng mắc của Quý độc giả như sau:
- Tại thời điểm cuối kỳ kế toán, nếu doanh nghiệp xác định đồng thời: (1) có sự giảm giá của nguyên vật liệu sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm và (2) giá thành sản xuất của sản phẩm (được sản xuất từ nguyên vật liệu đó) cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của sản phẩm thì doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho nguyên vật liệu cho mục đích sản xuất đó. Như vậy, nếu giá thành sản xuất của sản phẩm (giá gốc hàng tồn kho được sản xuất từ nguyên vật liệu có sự giảm giá) vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì doanh nghiệp không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với nguyên vật liệu đó.
- Mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (bao gồm nguyên vật liệu dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp) được thực hiện theo hướng dẫn tại Điểm 1.5 Khoản 1 Điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Điều 4 Thông tư 48/2019/TT-BTC.
- Việc xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho: Căn cứ các quy định nêu trên, tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin và bằng chứng về giá của hàng tồn kho để tự đưa ra các ước tính về giá bán của hàng tồn kho, chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ làm cơ sở xác định giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho.
Đang đăng ký thông tin...