https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 22/07/2020 - Lượt xem 238
Công việc của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Để làm được tốt công việc của người kế toán thuế thì bạn phải là người am hiểu luật thuế, biết cách vận dụng những quy định đó vào doanh nghiệp của mình để xử lý các tình huống phát sinh sao cho hiệu quả nhất.
Bài viết dưới đây xin chia sẻ cho các bạn biết công việc thực tế của một nhân viên kế toán Thuế chuyên nghiệp là phải làm những việc gì?
Phần 1: Công việc trong một năm của kế toán thuế
1. Hàng ngày:
Thu thập, xử lý, sắp xếp, lưu trữ hóa đơn - chứng từ kế toán
- Thu thập: Đối với hóa đơn kế toán Thuế của chúng ta có 2 nguồn để thu thập: Trong và Ngoài doanh nghiệp. Trong là việc các bạn tự lập hóa đơn khi bán hàng, cung ứng dịch vụ ( hóa đơn đầu ra), còn Ngoài là khi các bạn đi mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán Thuế là phải tập hợp hết các chứng này về để làm căn cứ kê khai, hạch toán.
- Xử lý: hóa đơn chứng từ được lập không phải lúc nào cũng chính xác, Vì vậy người kế toán Thuế cần biết cách xử lý sao cho: Hợp lý - Hợp lệ - Hợp pháp. Khi nhắc đến vấn đề này là chúng ta nhắc đến các điều kiện được khấu trừ thuế hay chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn nếu các bạn lập sai hóa đơn, nếu không xử lý kịp thời sẽ bị xử phạt về việc sử dụng hóa đơn ( mới nhất hiện nay là Thông tư 10/2014/TT-BTC). Tất cả các trường hợp cháy, mất, hỏng đều cần xử lý kịp thời. Xem thêm: Cách xử lý khi viết sai hóa đơn
- Sắp xếp: Mỗi kế toán Thuế sẽ có một cách sắp xếp hóa đơn - chứng từ khác nhau có thể là theo bộ ( ví dụ như một tờ hóa đơn đầu vào sẽ có phiếu chi/GBN và phiếu nhập kho, hay hợp đồng nếu có...) nhưng cần phải sắp xếp theo trình từ thời gian, nên để đầu vào riêng, đầu ra riêng, từng kỳ ra từng file khác nhau, kèm theo là tờ khai thuế của kỳ đó...
- Lưu trữ: Đối với hóa đơn thông thường chúng ta lưu trữ 10 năm, các chứng từ: phiếu thu, chi, nhập, xuất 5 năm...
- Ngoài những công việc chính trên bạn phải thường xuyên các luật thuế liên quan đến doanh nghiệp của mình một cách kịp thời để đảm bảo làm đúng, làm đủ theo luật thuế hiện hành, và có thể là giúp doanh nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi từ chính phủ.
2. Hàng tháng:
Kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng.
- Công việc này kế toán Thuế thường làm vào cuối tháng hoặc đầu tháng sau. Vì hạn nộp các loại báo cáo thuế tháng sẽ là ngày 20 của tháng sau.
- Bạn phải tự xác định xem doanh nghiệp của mình có những loại báo cáo thuế nào sẽ phải làm theo tháng. Ví dụ như: Thuế GTGT, Thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (dành cho DN mới thành lập, hoặc hoạt động dưới 12 tháng).
- Căn cứ để kê khai là những hóa đơn - chứng từ mà chúng ta đã thu nhập và xử lý bên trên. Nhớ là chỉ có những hóa đơn hợp lý - hợp lệ - hợp pháp mới kê khai. Nếu hóa đơn có vấn đề các bạn phải xử lý trước khi tiến hành kê khai nhé.
3. Hàng quý
Làm báo cáo thuế quý.
- Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý
- Lập Bảng kê Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý
- Lập tờ khai thuế GTGT( nếu có)
- Lập tờ khai thuế TNCN( nếu có)
Tuy nhiên đó là các công việc mà Kế toán thuế chúng ta phải làm hàng Quý. Các bạn đừng quên công việc của người kế toán thuế Hàng tháng phải thực hiện cho tháng cuối cùng thuộc Quý.
- Hạn nộp báo cáo quý là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
4. Hàng năm:
- Công việc đầu năm
+ Nộp thuế Môn Bài
- Công việc cuối năm
+ Quyết toán thuế TNDN
+ Quyết toán thuế TNCN
+ Lập Báo cáo tài chính: - Bảng Cân đối Kế toán
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh Báo cáo Tài chính
- Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản
Phần 2. Trách nhiệm công việc của kế toán thuế :
- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cở.
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn công ty, phân loại theo thuế suất.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hơpk thuế GTGT đầu vào của toàn Công ty theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
- Theo dõi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của công ty.
- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất ( nhóm thuế suất, đơn vị cơ sở).
- Kiểm tra hóa đơn đầu vào ( sử dụng đèn cực tím) đánh số thứ tự để dễ tuy tìm , phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
- Hàng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở toán công ty.
- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT VCNB theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Kiểm tra đối chiếu bien bản trả nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế soạn thông báo các nghiệp vụ quy định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty để cơ sở biết thực hiện.
Lập kế hoạch thuế giá trị giá tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.
Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.
Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn ( mở sổ giao và ký nhận).
- Theo dõi tình hình giao nhận hóa đơn các đơn vị cơ sở.
- Hàng tháng, quý năm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.
- Cập nhật và lập giấu báo công nợ các đơn vị cơ sở.
3. Quyền hạn của kế toán thuế
- Đề xuất hướng xử lý các trường hợp hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thanh hủy theo qui định của Luật thuế hiện hành.
- Nhận xét đánh giá khi có chênh lệch số liệu giữa báo cáo thuế và quyết toán.
- Hướng dẫn KYCS thực hiện việc kê khai báo cáo thuế theo quy định.
- Các công việc khác có liên quan đến thuế.
- Mối liên hệ công tác của kế toán thuế
- Trực thuộc Phòng Kế toán – Tài Vụ Công ty: nhân sự chỉ đạo, phân công, điều hành trực tiếp của Phụ trách phòng.
- Khi cung cấp số liệu liên quan đến nghiệp vụ do mình phụ trách đều phải có sự đồng ý của BGĐ hoặc KTT.
- Quan hệ với các đpn vị nội bộ thuộc Công ty trong phạm vi trách nhiệm của mình đảm nhiệm hoàn thành tôt công tác.
- Nhận hoặc trao đổi thông tin với kế toán cơ sở nội bộ.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...