https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đỗ Thị Hiền - Ngày đăng : 07/10/2021 - Lượt xem 176
Trong thời gian gần đây, có nhiều chính sách về lạo động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thuế TNCN thay đổi. Rất nhiều bạn đọc thắc mắc vấn đề “Những khoản thu nhập không đóng bảo hiểm xã hội và không chịu thuế thu nhập cá nhân”. Chúng tôi xin chia sẻ như sau:
Theo khoản 3, điều 30, thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định về các khoản thu nhập tiền lương không bắt buộc đóng BHXH như sau:
1. Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của Bộ luật lao động 2012, quy định như sau:
– Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
*** Ví dụ: Tiền thưởng lương tháng 13 của công ty vào cuối năm, tiền thưởng hằng quý tùy theo kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả lao động.
– Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
2. Tiền thưởng sáng kiến.
3. Tiền ăn giữa ca.
4. Các khoản hỗ trợ xăng xe.
5. Tiền hỗ trợ điện thoại.
6. Tiền hỗ trợ đi lại.
7. Tiền hỗ trợ nhà ở.
8. Tiền hỗ trợ giữ trẻ
9. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ.
10. Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết.
11. Tiền hỗ trợ lao động có người thân kết hôn.
12. Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động.
13. Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
14. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
1. Trợ cấp ăn trưa, ăn giữa ca: (Khoản 4, điều 22 Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBXH).
– Trường hợp trợ cấp bằng tiền: Không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
– Trường hợp Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn: Miễn toàn bộ.
2. Trợ cấp trang phục: (Thông tư 96/2015/TT-BTC).
– Trợ cấp bằng tiền : không quá 05 triệu/người/năm.
– Trợ cấp bằng hiện vật: Được miễn toàn bộ (trường hợp có đủ hóa đơn,chứng từ).
– Trợ cấp bằng tiền + hiện vật: Mức chi tiền không quá 05 triệu/người/năm và có đủ hóa đơn, chứng từ đối với hiện vật.
3. Trợ cấp công tác phí, điện thoại:
*** Điều kiện: Được quy định trong một trong những hồ sơ: Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. (theo Công văn 1166/TCT-TNCN về hướng dẫn về thuế TNCN đối với tiền công tác phí, tiền điện thoại).
Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
4. Chi phí phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
5. Phần tiền làm thêm giờ vào ngày nghỉ, ngày lễ, làm việc ban đêm cao hơn ngày làm việc bình thường (Điểm i.1, i.2, khoản 1 điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC/2013/TT-BTC).
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
– Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế.
6. Trợ cấp thai sản một lần, trợ cấp hưu trí một lần, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp (Thông tư 111/2013/TT-BTC/2013/TT-BTC).
7. Trợ cấp về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có): (Thông tư 111/2013/TT-BTC/2013/TT-BTC).
– Trường hợp người sử dụng lao động cung cấp miễn phí cho người lao động (tại khu công nghiệp, khu kinh tế khó khăn): không chịu thuế TNCN.
– Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở: thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.
– Trường hợp cá nhân được người sử dụng lao động trả hộ: tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.
8. Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao…).
Nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.(Thông tư 111/2013/TT-BTC/2013/TT-BTC).
9. Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ…:
Nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế (Thông tư 111/2013/TT-BTC/2013/TT-BTC).
Đang đăng ký thông tin...