https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Trần Thị Thanh Thúy - Ngày đăng : 03/10/2021 - Lượt xem 149
1. Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ ngắn hạn
1.1. Khả năng thanh toán hiện thời
Đối với những chủ nợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp, tỷ lệ này càng cao càng tốt vì nó phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp, khi tỷ lệ này quá cao thì có thể là một dấu hiệu cho thấy việc đầu tư vào các tài sản lưu động còn thiếu hiệu quả. Ngược lại, khi tỷ lệ này giảm, đó có thể là một dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần so sánh thêm tỷ lệ này với các tỷ lệ trong quá khứ và tỷ lệ của các doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá chính xác. Trong những điều kiện thông thường tỷ lệ này bằng 1 luôn được coi là một con số tối ưu.
Ngoài ra, cần lưu ý là: học xuất nhập khẩu ở đâu
Do đó những biến động của tỷ lệ này cần xem xét nguồn gốc phát sinh trước khi đưa ra những đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
1.2. Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua chỉ tiêu tài chính sau:
Các tài sản lưu động có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt một cách nhanh chóng. Trong các tài sản lưu động, hàng tồn kho/dự trữ là các tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.
Hơn nữa, giá trị ghi sổ của hàng tồn kho/dự trữ nhiều khi không nhất trí với giá trị thị trường của nó bởi vì trong quá trình cất trữ hàng hoá có thể mất, hỏng hay suy giảm chất lượng.
Ngoài ra, một lượng hàng tồn kho quá lớn còn là một dấu hiệu không tốt trong ngắn hạn vì lượng hàng tồn kho quá lớn có thể là do doanh nghiệp dự đoán quá cao về khả năng bán hàng dẫn đến sản xuất quá nhiều hoặc mua quá nhiều hàng dự trữ. Vì những lý do đó mà khi muốn đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp người ta loại trừ đi phần hàng tồn kho trong tài sản lưu động. khóa học kế toán sản xuất
Nói cách khác: Tài sản lưu động = Tổng giá trị vốn lưu động – Giá trị hàng tồn kho
Như vậy, việc dùng tiền mặt để mua hàng hoá dự trữ chỉ làm giảm khả năng thanh toán nhanh chứ không làm thay đổi khả năng thanh toán hiện thời.
Một số chỉ tiêu tài chính khác cũng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp như:
Tỷ lệ tiền mặt = Tiền mặt / Nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng trên tổng tài sản = Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản
2. Các chỉ tiêu phản ánh Khả năng trả nợ dài hạn
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính dài hạn của doanh nghiệp. Ngoài ra, chúng còn phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho đầu tư của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này càng cao thì xác suất mất khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Mặt khác, tỷ lệ vay nợ cao lại tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp vì chi phí trả lãi được khấu trừ thuế. công việc của chuyên viên tuyển dụng nhân sự
Hơn nữa, tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao khi doanh nghiệp có khả năng đảm bảo nghĩa vụ trả lãi của mình. Sau đây là các chỉ tiêu tài chính hay được sử dụng: học kế toán thực hành ở đâu tốt
2.1. Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ = (Tổng tài sản – Tổng nguồn vốn)/ Tổng tài sản
Như vậy tỷ lệ này tính tới tất cả các khoản nợ phải trả (mọi kỳ hạn và với mọi chủ nợ).
Tỷ lệ nợ cung cấp thông tin về mức độ bảo vệ cho các trái chủ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp cũng như thông tin về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể vay thêm. Tuy nhiên, nợ được ghi trong bảng cân đối kế toán chỉ đơn giản là số dư nợ mà không được điều chỉnh khi lãi suất thị trường thay đổi, cao hơn hoặc thấp hơn lãi suất khi khoản nợ được phát hành hoặc không được điều chỉnh theo thay đổi của rủi ro. Do vậy giá trị kế toán của khoản nợ có thể khác xa giá trị thị trường của khoản nợ đó. Một số khoản nợ khác lại không được thể hiện trên bảng cân đối kế toán như nghĩa vụ trong hợp đồng thuê mua. học logistics ở đâu tốt nhất
2.2. Các chỉ số khác
Các chỉ số khác cũng hay được sử dụng để phản ánh tình hình nợ của doanh nghiệp là:
Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hưu = Tổng nợ phải trả /Tổng vốn chủ sở hữu
Thừa số vốn tự có = Tổng tài sản/ Tổng vốn chủ sở hữu
Thông thường, các nhà phân tích tài chính quan tâm nhiều tới tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp hơn là tình hình nợ ngắn hạn bởi vì các khoản nợ ngắn hạn hay thay đổi nên không phản ánh chính xác tình hình nợ của doanh nghiệp. Vì lý do đó, chỉ tiêu tài chính sau đây thường được tính: học kế toán thuế ở đâu tốt
Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn/ (Nợ dài hạn + Tổng vốn chủ sở hữu)
Một chỉ tiêu tài chính khác cũng được sử dụng để phản ánh tình hình nợ dài hạn của doanh nghiệp là khả năng chi trả lãi: học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
Khả năng chi trả lãi = Thu nhập trước thuế và lãi / Tiền lãi
Tỷ lệ này cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập để trả lãi. Tuy nhiên, để phản ánh chính xác hơn khả năng trả lãi của doanh nghiệp, cần cộng thêm khấu hao vào thu nhập trước thuế và lãi cũng như đưa thêm các chi phí tài chính khác như chi cho hoàn trả vốn gốc và chi trả tiền thuê mua vào phần lãi phải trả. khóa học kế toán tổng hợp
Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong trả nợ khi luồng thu nhập tạo ra không đủ để trả chi phí cho các dịch vụ vay nợ. Điều này phụ thuộc vào tính không chắc chắn của các luồng tiền. Những doanh nghiệp có những khoản thu nhập có độ chắc chắn cao sẽ được coi là có khả năng trả nợ tốt hơn so với những doanh nghiệp không chắc chắn về các luồng thu nhập của mình. Vì vậy, cũng cần tính toán mức độ dao động của luồng thu nhập. Cụ thể có thể tính độ lệch chuẩn của luồng tiền thực tế so với luồng tiền trung bình.
Chỉ tiêu tài chính trên có hạn chế là nó dựa vào thu nhập trước thuế và lãi để xác định khả năng trả lãi của doanh nghiệp mà thu nhập trước thuế và lãi thì không phản ánh đầy đủ số tiền mà doanh nghiệp có sẵn để chi trả lãi. Vì vậy, chỉ số sau cũng được sử dụng: học xuất nhập khẩu tại tphcm
Tỷ lệ chi tiền mặt = (Thu nhập trước thuế và lãi + khấu hao)/ Tiền lãi
3. Các chỉ tiêu phản ánh Hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp
Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá xem các tài sản của doanh nghiệp được quản lý hiệu quả như thế nào?
Các chỉ tiêu sau thường được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng các tài sản trong quá trình tạo ra doanh thu.
3.1. Số vòng quay toàn bộ vốn hay hiệu suất sử dụng vốn
Tổng doanh thu tài sản = Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định / Tổng giá trị tài sản trung bình mẫu giấy ủy quyền
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả như thế nào trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ tính hiệu quả càng lớn. Nếu tỷ trọng này thấp, chứng tỏ tồn tại một số tài sản sử dụng không hiệu quả, có thể tăng hiệu suất sử dụng các tài sản đó hoặc loại bỏ chúng. Tất nhiên các doanh nghiệp có mức đầu tư vào tài sản cố định thấp như các doanh nghiệp thương mại đương nhiên có tỷ trọng doanh thu trên tài sản cao hơn so với các doanh nghiệp đòi hỏi đầu tư nhiều vào tài sản cố định như các doanh nghiệp sản xuất.
3.2. Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng thu nhập của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định / giá trị trung bình các khoản phải thu trong giai đoạn đó
Lưu ý là các khoản phải thu phải trừ đi phần dự tính không có khả năng thu nợ. Cùng với chỉ tiêu này, chỉ tiêu Thời gian thu nợ trung bình cũng được tính: học kế toán thuế online
Thời gian thu nợ trung bình = Số ngày trong kỳ/Số vòng quay các khoản phải thu
Hai chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đã quản lý các khoản phải thu như thế nào. Nó cũng phản ánh chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thoải mái trong chính sách tín dụng, các chỉ tiêu này sẽ cao. Một quy tắc chung mà các nhà phân tích tài chính sử dụng là Thời gian thu nợ trung bình không nên vượt quá thời gian phải thanh toán quy định trong các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp quá 10 ngày. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu
3.3. Số vòng quay hàng tồn kho hay tốc độ luân chuyển hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn hàng bán/ Hàng tồn kho
Vì hàng lưu kho được hạch toán theo chi phí nên phải sử dụng chi phí của hàng đã bán để tính chứ không được dùng doanh thu bán hàng.
Trong chừng mực doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung ứng đủ hàng cho hoạt động bán hàng, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Để biết thời gian tồn kho trung bình của các hàng hoá, ta sử dụng chỉ tiêu sau:
Thời gian tồn kho trung bình = Số ngày trong kỳ / Số vòng quay hàng tồn kho
Đó là khoảng thời gian tính từ khi hàng hoá được sản xuất ra đến khi được đem bán.
Trong các doanh nghiệp thương mại, nó được gọi là “shelf life”.
Các chỉ tiêu này cho biết hàng hoá được sản xuất và tiêu thụ nhanh cỡ nào. Độ lớn của các chỉ tiêu này khác nhau do đặc điểm của quy trình sản xuất (thời gian sản xuất lâu hay chóng), khả năng cất trữ của sản phẩm (dễ thối, hỏng hay có khả năng cất trữ lâu). Ngoài ra, khi phân tích cần lưu ý là phương pháp xác định hàng lưu kho khác nhau thì sẽ có các kết quả khác nhau. học xuất nhập khẩu ở hà nội
4. Các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời
Một trong những tiêu chí khó xác định nhất của doanh nghiệp là khả năng sinh lời. Một cách đơn giản thì lợi nhuận kế toán là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi chi phí.
Trên thực tế không phải lúc nào dựa trên mức sinh lời trong quá khứ hoặc hiện tại cũng có thể dự đoán được mức sinh lời trong tương lai. Nhiều doanh nghiệp lúc bắt đầu hoạt động thường tạo ra lợi nhuận thấp hoặc thậm chí không tạo lợi nhuận, nhưng điều đó không có nghĩa là mức sinh lời của nó trong tương lai sẽ thấp.
Một vấn đề khác của việc xác định mức sinh lời trên cơ sở kế toán là nó bỏ qua vấn đề rủi ro. Không thể nào khẳng định hai doanh nghiệp có mức sinh lời hiện tại như nhau lại có khả năng sinh lời giống nhau trong tương lai nếu một doanh nghiệp có độ rủi ro cao hơn. học chứng chỉ kế toán trưởng online
Hạn chế lớn nhất của việc đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp dựa vào số liệu kế toán là nó không đưa ra được chuẩn mực để so sánh. Về mặt kinh tế, một doanh nghiệp chỉ được xem là có khả năng sinh lời khi mức sinh lời của nó cao hơn mức mà các nhà đầu tư có thể tự mình kiếm được trên thị trường tài chính.
Các chỉ tiêu sau đây thường được sử dụng:
4.1. Lợi nhuận cận biên hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận ròng biên = Thu nhập ròng / Tổng doanh thu hoạt động
Lợi nhuận gộp biên = Thu nhập trước thuế và lãi / Tổng doanh thu hoạt động
Lợi nhuận cận biên phản ánh khả năng của doanh nghiệp sản xuất ra các hàng hoá hoặc dịch vụ với chi phí thấp hoặc bán được với giá cao.
Lợi nhuận cận biên không phải là thước đo lợi nhuận trực tiếp bởi nó dựa trên tổng doanh thu chính chứ không dựa trên sự đầu tư tổng vốn của doanh nghiệp hoặc vốn cổ phần của cổ đông vào tài sản. Doanh nghiệp thương mại thường có lợi nhuận cận biên thấp còn các doanh nghiệp dịch vụ thì có lợi nhuận cận biên cao.
4.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROA)
Một trong những thước đo phổ biến về khả năng sinh lời của doanh nghiệp là tỷ lệ giữa thu nhập trên giá trị trung bình của tổng tài sản (cả trước thuế và sau thuế). tự học kế toán online miễn phí
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ròng = Thu nhập ròng / Tổng tài sản trung bình
Tông lợi nhuận trên tài sản = Thu nhập trước thuế và lãi / Tổng tài sản trung bình
Có thể sử dụng các chỉ tiêu tài chính khác để tính ra ROA
ROA = Tỷ suất lợi nhuận * Doanh thu tài sản
Công ty có thể tăng ROA thông qua tăng tỷ suất lợi nhuận hoặc Doanh thu tài sản. Cạnh tranh không cho phép doanh nghiệp có thể tăng cả hai tỷ lệ này đồng thời. Doanh nghiệp thường phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lợi nhuận cận biên và tốc độ quay vòng. khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn
Các doanh nghiệp bán lẻ thường chấp nhận lợi nhuận cận biên thấp và lấy tốc độ quay vòng cao. Còn các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng xa xỉ như trang sức thì lấy lợi nhuận cận biên cao đổi cho tốc độ quay vòng thấp. Về mặt chiến lược tài chính cũng có hai hướng: lợi nhuận cận biên hoặc tốc độ quay vòng.
4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE):
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu
ROE = Tỷ suất lợi nhuận * Doanh thu tài sản* Hệ số vốn tự có = ROA* Hệ số vốn tự có
Như vậy sự khác biệt giữa ROE và ROA là do đòn bẩy tài chính tạo ra. Như vậy đòn bẩy tài chính luôn thổi phồng ROE. Tuy nhiên, thực tế, điều này chỉ xảy ra khi ROA (gộp) lớn hơn lãi suất của các khoản vay.
5. Các chỉ tiêu phản ánh Giá trị thị trường của doanh nghiệp
Nhiều thông tin về doanh nghiệp không thể lấy được từ các báo cáo tài chính. Các nhà phân tích tài chính cố gắng tìm ra những thông tin có ích từ những tín hiệu thị trường về doanh nghiệp, phổ biến là giá của cổ phiếu phổ thông do doanh nghiệp phát hành.
Giá trị thị trường là giá mà cổ phiếu phổ thông một doanh nghiệp được mua bán trên thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ so sánh trực tiếp giá trị thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau thì không phải lúc nào cũng chính xác vì giá trị thị trường của công ty lớn thường lớn hơn công ty nhỏ. Vì vậy, cần xây dựng những chỉ tiêu độc lập với quy mô của doanh nghiệp. Sau đây là một số chỉ tiêu hay được sử dụng:
5.1. Chỉ số PER (Price – to – Earnings (P/E) Ratio)
PER = Giá trên mỗi cố phiếu / Thu nhập trên mỗi cố phiếu
Chỉ số PER hoặc P/E cho biết cái giá mà nhà đầu tư sẵn sàng trả để nhận được một đồng tiền lãi cố tức. Chỉ số PER càng cao chứng tỏ các nhà đầu tư đánh giá cao về triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
Tuy nhiên chỉ số PER sẽ không phải là một căn cứ tin cậy trong trường hợp đánh giá các công ty chưa có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp. nên học kế toán thực hành ở đâu
5.2. Các chỉ số khác
Lợi nhuận cổ tức = Cổ tức trên mỗi cố phiếu / Giá trị thị trường trên mỗi cổ phiếu phổ thông
Chú ý là giá trị ghi sổ của cổ phiếu được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho tổng số cổ phiếu do vậy đó không phải là giá trị ghi sổ của cổ phiếu thông thường. học kế toán doanh nghiệp online
Tobin’s Q = giá trị thị trường của tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp và vốn cổ phần / chi phí thay thế của tài sản công ty (chi phí phải bỏ ra để mua được các trang thiết bị như của công ty).
Chú ý là chỉ số này lấy giá trị thị trường của các khoản nợ công ty chứ không phải khoản nợ theo sổ sách, giá tài sản của công ty cũng là giá thị trường của các tài sản đó. Các công ty có Q > 1 sẽ nơi hấp dẫn đầu tư hơn các công ty có Q < 1. Các công ty có Q cao sẽ có lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư hơn so với các công ty có Q thấp hơn
Đang đăng ký thông tin...