https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Thị Nhàn - Ngày đăng : 24/09/2021 - Lượt xem 91
CÁC BƯỚC GIẢI THỂ CÔNG TY
Trước khi giải thể công ty, cần phải thực hiện các công việc gì?
Về nguyên tắc, khi tiến hành thủ tục giải thể, công ty phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ của công ty đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Mức độ ưu tiên khi giải quyết thủ tục thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp sẽ như sau:
1. Nợ lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại doanh nghiệp
2. Nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước
3. Các khoản nợ còn lại.
Và với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoản nợ lương đối với người lao động và các khoản nợ của các tổ chức, cá nhân khác trong quá trình kinh doanh thường được xác định rõ ràng và đầy đủ. Đa số đã được thanh toán khi doanh nghiệp làm thủ tục xin giải thể công ty. Và phần nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước chỉ được xác định khi cơ quan thuế tiến hành thanh, kiểm tra hồ sơ kế toán – thuế khi doanh nghiệp bạn tiến hành thủ tục giải thể công ty đối với cơ quan thuế.
Thủ tục giải thể công ty cụ thể như sau:
Bước 1 - Nộp thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tại sở KH-ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm:
• Phụ lục II-22 - Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
• Biên bản họp hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên), biên bản họp đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
• Quyết định giải thể doanh nghiệp
Mẫu thông báo giải thể doanh nghiệp mới nhất: (inbox Zalo 0938417968 mình gửi)
► Sau khi nhận được bộ hồ sơ thông báo về việc giải thể doanh nghiệp hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ chuyển thông tin về việc doanh nghiệp làm thủ tục giải thể đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Khi cơ quan thuế nhận được thông tin "truyền về" từ Sở KH-ĐT, cơ quan thuế sẽ thông báo trực tiếp đến doanh nghiệp. Và yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các thủ tục quyết toán thuế trước giải thể.
Bước 2 - Thực hiện thủ tục giải thể với cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Trong thời gian chờ Sở KH-ĐT chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, bạn cần thực hiện tiếp tục các công việc sau:
1. Bản gốc giấy chứng nhận đăng kí thuế hoặc bản sao giấy đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
2. Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải Quan nếu doanh nghiệp bạn có hoạt động xuất nhập khẩu; Hoặc: văn bản cam kết không có các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp NSNN liên quan đến hoạt động XNK đến ngày ký xác nhận nợ thuế của Tổng cục Hải Quan và chịu trách nhiệm trên cam kết này;
3. Biên bản thanh lý tài sản (nếu có)
4. Thông báo kết quả hủy hóa đơn và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tính đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể; Hoặc: Văn bản cam kết chưa sử dụng và chưa phát hành hóa đơn.
5. Báo cáo quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) đến thời điểm nộp bộ hồ sơ giải thể.
6. Nộp tờ khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT) đến thời điểm nộp hồ sơ giải thể doanh nghiệp.
7. Báo cáo tài chính đến thời điểm quyết toán.
Lưu ý: tùy từng chi cục thuế, thành phần hồ sơ cần chuẩn bị có thể khác nhau
Thời hạn giải quyết hồ sơ giải thể tại cơ quan thuế
Sau khi bạn đã nộp đủ tất cả các loại hồ sơ đã được liệt kê bên trên, thì thời hạn quyết toán thuế để giải thể công ty là ngày thứ bốn mươi lăm (45) kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Vào lúc này, công việc của bạn là chuẩn bị, hoàn thiện sổ sách kế toán để làm việc với đại diện cơ quan thuế (giai đoạn thanh/kiểm tra doanh nghiệp trước khi giải thể)
Nếu công ty bạn không xảy ra sai sót dẫn đến việc vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế thì cơ quan thuế sẽ gởi thông tin về việc công ty bạn hoàn tất nghĩa vụ thuế đến sở KH-ĐT.
Đến bước này, công việc giải thể của bạn xem như đã hoàn tất được 95%.
Bước 3 - Thực hiện thủ tục giải thể, đóng mã số doanh nghiệp tại Sở KH-ĐT
3.1 Hồ sơ giải thể ở bước này, bao gồm:
• Báo cáo thanh lý tài sản cố định
• Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán
• Phụ lục II-22 - Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (Mẫu bắt buộc, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
Mẫu thông báo giải thể doanh nghiệp mới nhất: (inbox Zalo 0938417968 mình gửi)
So với việc thành lập mới, thủ tục giải thể doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn rất nhiều vì khi đóng cửa công ty cần hoàn tất các nghĩa vụ thuế liên quan. Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để việc giải thể được tiến hành thuận lợi.
Chúc các bạn thực hiện thủ tục giải thể thành công!
ĐỊNH KHOẢN CHO DOANH NGHIỆP GIẢI THỂ
Về mặt kế toán, do công ty không còn hoạt động nên kế toán có thể sử dụng TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối để phản ánh các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình giải thể và tính ra chênh lệch thu, chi giải thể.
Cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau:
– Hoàn nhập dự phòng còn lại tính đến thời điểm giải thể:
Nợ TK159
Có TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối
– Phản ánh giá bán của vật tư, hàng hoá:
Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý)
Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá gốc
Có các TK152, 153, 155, 156: Theo giá gốc
– Phản ánh giá bán của TSCĐ:
Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý)
Nợ TK214: Tổng giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ
Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ
Có TK211, 213: Theo nguyên giá
Có TK333 (3331): Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
– Phản ánh thu hồi nợ phải thu:
Nợ TK111, 112: Số nợ đã thu hồi được bằng tiền
Nợ TK421: Chiết khấu hoặc số nợ không thu được
Có TK131, 138…: Số nợ ghi trên sổ kế toán
– Phản ánh chi phí liên quan đến việc giải thể công ty:
Nợ TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK111, 112
– Thanh toán các khoản cho người lao động:
Nợ TK334 – Phải trả công nhân viên
Có TK111, 112
– Thanh toán với các chủ nợ:
Nợ TK311, 315, 331…: Số nợ gốc
Có TK111, 112: Số tiền đã trả
Có TK421: Chiết khấu thanh toán đựơc hưởng
– Thanh toán thuế còn nợ Ngân sách (kể cả số phát sinh trong quá trình giải thể):
Nợ TK333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK111, 112
– Khi kết thúc thủ tục thanh lý tài khoản ở ngân hàng và rút số tiền còn lại về quỹ tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK111
Có TK112
– Phân chia vốn góp cho các cổ đông:
Nợ TK411 – Vốn góp
Có TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
– Chia các nguồn vốn chủ sở hữu khác cho cổ đông:
Nợ TK421, 4112, 414, 415…
Có TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
Trong trường hợp kinh doanh thua lỗ hoặc các tài khoản nguồn có số dư Nợ thì xác định số mà các cổ đông phải gánh chịu tương ứng:
Nợ TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
Có TK421, 4112, 412…
– Thanh toán cho các cổ đông để kết thúc việc giải thể công ty:
Nợ TK338 (3388 – Phả trả cổ đông)
Có TK111
LƯU Ý: Khi giải thể Em phải tính toán dự trù xem có phát sinh thuế phải nộp không thì báo sếp, Mọi sự điều chỉnh mà dùng TK 421 sẽ có rủi ro truy thu phải thông báo với sếp.
Sau khi kết thúc việc thanh toán, tổ thanh lý tài sản phải gửi sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan đến giải thể công ty về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để lưu trữ.
Đang đăng ký thông tin...