https://www.high-endrolex.com/4
https://www.high-endrolex.com/4
- Đăng bởi: Đặng Trang - Ngày đăng : 18/09/2020 - Lượt xem 245
Ai là lao động cao tuổi?
Theo khoản 1 Điều 166 Bộ luật Lao động 2012, lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ.
Chế độ cho người lao động cao tuổi
Đối với người lao động cao tuổi, sau nhiều năm sinh sống và làm việc, việc suy giảm thể lực có thể dẫn đến nguy hiểm trong quá trình lao động, gây tai nạn hoặc những rủi ro khác.
Tuy nhiên, khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Do đó, Điều 166 và Điều 167 Bộ luật Lao động 2012 đã quy định phải áp dụng một số chế độ làm việc phù hợp để lao động cao tuổi được tiếp tục làm việc an toàn và hiệu quả. Các chế độ áp dụng bao gồm:
(1) Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi thỏa thuận theo hợp đồng lao động;
(2) Rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày;
(3) Áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian;
(4) Không làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ, trừ một số trường hợp đặc biệt theo Điều 11 Nghị định 45/2013/NĐ-CP:
+ Có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân;
+ Có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn nghề, công việc;
+ Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người;
+ Khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần/năm;
+ Có ít nhất 01 người không phải là lao động cao tuổi cùng làm;
(5) Được quan tâm chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc.
Mặc dù kinh nghiệm tích lũy được đáng kể nhưng lao động cao tuổi lại bị giảm sút về thể lực, vì vậy việc đặt ra các đặc quyền này là cần thiết. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các quy định về sử dụng người lao động cao tuổi có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Đang đăng ký thông tin...